HANNA PAULI VÀ “BỮA ĂN SÁNG”

Hanna Pauli - Frukostdags - Breaksfast time fr. 1887Hanna Pauli – “Bữa ăn sáng” ( Breakfast time ), tranh sơn dầu 87*91 cm

Hanna Hirsch, hay Hanna Pauli sau khi kết hôn, sinh ngày 13 tháng 1 năm 1864 – mất ngày 29 tháng 12 năm 1940, là một nữ họa sĩ người Thụy Điển, con gái của nhà xuất bản âm nhạc Abraham Hirsch. Bà là bạn của Eva Bonnier (1857-1909), nữ họa sĩ Thụy Điển, xuất thân trong gia đình một nhà xuất bản hàng đầu và là một nhà từ thiện. Họ cùng theo sát nhau qua các trường phái hội họa của August Malmström, và Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Thụy Điển Academy of Arts ở Stockholm. Hanna Hirsch học tại Paris từ năm 1885 cho đến năm 1887 và chia chung studio với Bonnier một thời gian lúc đó. Một bức chân dung của bà vẽ nhà điêu khắc Phần Lan Venny Soldan (hiện nay tại Bảo tàng Nghệ thuật Gothenburg) được nhận vào Paris Salon năm 1887. Bức chân dung mang tính hiện thực và độc đáo vào thời ấy vì bà đã vẽ một nữ nghệ sĩ đang làm việc (ngồi trên sàn nhà với đất sét trong tay) hơn là trong bộ trang phục trưởng giả.

Hanna Pauli - Portrait of artist Venny Soldan ca 1885Hanna Pauli – Portrait of artist Venny Soldan, (ca 1885 )

Như với hầu hết trường hợp các họa sĩ Thụy Điển khác của thế hệ mình, tranh của Hanna Hirsch gần với phong cách của các họa sĩ Juste milieu Pháp hơn hầu hết các họa sĩ trường phái ấn tượng.

Năm 1887, bà kết hôn với họa sĩ Georg Pauli và đi với ông đến Ý sống một năm.

Trong cuộc đời bà vẽ tranh khá ít, chủ yếu gồm các bức chân dung, chẳng hạn như một trong những bức vẽ họa sĩ Karl Nordstrom (1890 trong bộ sưu tập chân dung Bonnier, Nedre Manilla, Stockholm), nhà văn Verner von Heidenstam cũng như Hans Alienus (một trong những nhân vật văn học của ông, 1896) , nhà văn Selma Lagerlöf (1932, Nationalmuseum) và chân dung nhóm Vänner (Friends – Những người bạn, năm 1907, Nationalmuseum) vẽ nhà văn Ellen Key đang đọc sách cho một nhóm độc giả trong gia đình Pauli.

Hanna Pauli Gerda 1891Hanna Pauli – Gerda, 1891

Bức tranh Frukosdags (Bữa ăn sáng) ( hiện trưng bày tại National Museum, Stockholm, Thụy Điển ) được xem như một trong những viên ngọc quý vào thập niên 1800.

“Bữa ăn sáng” đóng một vai trò quan trọng trong bước đột phá của Hanna Pauli trong hoàn cảnh nghệ thuật Bắc Âu vào những năm cuối thập niên 1880. Trước đó không lâu bà đã từng học vẽ ở Paris tại Académie Colarossi và bước vào Paris Salon năm 1887 với những bức chân dung của họa sĩ và nhà điêu khắc người Phần Lan là Venny Soldan, được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Gothenburg.

Một bức tranh vẽ ngoài trời, miêu tả một cảnh yên tĩnh với một cái bàn được sắp đặt cho bữa ăn sáng vào một buổi ban mai đầy nắng. Ở góc dưới bên phải của bức tranh là một cái bàn phủ tấm khăn trải màu trắng cùng với một băng ghế dài và hai chiếc ghế dựa. Cái bàn đặt dưới một gốc cây với những nhành cành cây lá xòa xuống. Một cô hầu đang đến gần bàn ăn tay bê một cái khay. Ánh sáng phản chiếu từ các vật sáng loáng trên bàn và từ tấm khăn trải bàn trắng. Người họa sĩ đã lấy cảm hứng một phần từ cách gợi ý của trường phái ấn tượng về lượng và chiều sâu bằng cách sử dụng ánh sáng nhiều màu sắc và bóng tối, làm cho cái bàn, cho cách sắp đặt bàn và cây lá hòa lẫn vào nhau trong luồng ánh sáng phản chiếu lung linh. Bức tranh đã được ưa chuộng trong số các họa sĩ Thụy Điển hiện đại đương thời.

Hanna Pauli đã nhận được sự giáo dục của tầng lớp trung lưu giàu có được nuôi dưỡng rất nhiều những ưu điểm của cuộc sống quý tộc trong thế kỷ 18, chẳng hạn như học vẽ và vẽ bằng màu nước. Tuy nhiên, bà quyết định theo đuổi công việc này xa hơn nữa và trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp. Nhiều họa sĩ Thụy Điển trong thời gian theo học tại trường mỹ thuật Düsseldorf và ở Paris, và Pauli cũng đã được dạy ở đó. Bà đã chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi Carl Larsson, Peder Severin Krøyer, Laurits Andersen Ring và họa sĩ Pháp như Jules Bastien-Lepage. Bức tranh không phải được phổ biến rộng rãi trong công chúng đương thời vì nó nằm trong số những bức tranh của các họa sĩ đồng nghiệp ở các nước Nordic – thuộc Bắc Âu và Bắc Đại Tây dương bao gồm Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển cũng như các khu vực tự trị của họ như quần đảo Aland, quần đảo Faroe và đảo Greenland. Việc sử dụng ánh sáng, các nét cọ sống động được vẽ trong khoảng thời gian ngắn, lại riêng rẽ với nhau mà không có bất kỳ pha trộn hoặc hỗn hợp nào, và những đốm sáng gồm những nhát cọ mảng rộng trong số những thứ khác, đã làm nhiều nhà phê bình đương đại của Thụy Điển tức giận. Họ nhìn thấy kỹ thuật của Hanna Pauli quá hiện đại đến nỗi một nhà phê bình đã mỉa mai chỉ ra rằng có lẽ những vệt sơn dày trên tấm khăn trải bàn trong bức tranh là bởi vì người họa sĩ đã dùng nó để chùi những cây cọ của cô ta trên đó.

Hanna Pauli George PauliHanna Pauli – Portrait of Georg Pauli, circa 1910

Bức tranh “Bữa ăn sáng” đã được Hanna Pauli hoàn thành vào mùa hè năm 1887; vào mùa thu năm ấy, bà đã đính hôn với người chồng tương lai của mình, Georg Pauli, cũng là một họa sĩ. Khi bức tranh được hoàn thành, bà vẫn chưa lập gia đình, và chữ ký trên bức tranh là tên thời con gái của bà. “Bữa ăn sáng” đã được trưng bày tại Triển lãm thế giới Paris vào năm 1889 và Hội chợ Thế giới Chicago trong năm 1893.

Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Hanna_Hirsch-Pauli

Xem thêm tranh của Hanna Pauli: https://www.pinterest.com/timsight/hanna-pauli/

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Cù lao Innisfree – WB Yeats

The Lake Isle of Innisfree (1892)
By William Butler Yeats (1865-1939)

I will arise and go now, and go to Innisfree,
And a small cabin build there, of clay and wattles made;
Nine bean rows will I have there, a hive for the honey bee,
And live alone in the bee loud glade.

And I shall have some peace there, for peace comes dropping slow,
Dropping from the veils of the morning to where the cricket sings;
There midnight’s all a glimmer, and noon a purple glow,
And evening full of the linnet’s wings.

I will arise and go now, for always night and day
I hear lake water lapping with low sounds by the shore;
While I stand on the roadway, or on the pavements grey,
I hear it in the deep heart’s core.

* W.B. Yeats

lake-isle-innisfree-irelandPhoto: travelpast50.

Cù lao Innisfree

Tôi sẽ dậy mà đi ngay đến Innisfree,
Nơi cù lao có túp lều vách đất ;
Những liếp đậu cùng tổ ong đầy mật,
Chỉ mình tôi với lũ ong ồn ào.

Tôi sẽ thật bình an khi ở đó,
Từ sáng tinh mơ đến lúc dế hòa ca.
Tím nắng ban trưa và đêm khuya le lói,
Tràn ngập cánh hồng tước buổi chiều tà.

Tôi sẽ dậy và đi, bởi ngày đêm
Vẳng bên tai tiếng nước vỗ vào bờ;
Khi đứng trên đường, hay vỉa hè đâu đó,
Mãi nghe chừng tiếng vọng tận lòng tôi.

* Nguyễn Diệu Tâm phỏng dịch

Posted in Uncategorized | 2 Comments

Brumes et Pluies – Charles Baudelaire

BRUMES ET PLUIES

Ô fins d’automne, hivers, printemps trempés de boue,
Endormeuses saisons ! je vous aime et vous loue
D’envelopper ainsi mon coeur et mon cerveau
D’un linceul vaporeux et d’un vague tombeau.

Dans cette grande plaine où l’autan froid se joue,
Où par les longues nuits la girouette s’enroue,
Mon âme mieux qu’au temps du tiède renouveau
Ouvrira largement ses ailes de corbeau.

Rien n’est plus doux au coeur plein de choses funèbres,
Et sur qui dès longtemps descendent les frimas,
Ô blafardes saisons, reines de nos climats,

Que l’aspect permanent de vos pâles ténèbres,
– Si ce n’est, par un soir sans lune, deux à deux,
D’endormir la douleur sur un lit hasardeux.

Charles Baudelaire (1821-1867) 
(photo : Alexander Arntsen)

Brumes et pluies

SƯƠNG MÙ VÀ MƯA

Ôi những ngày cuối thu, mùa đông, mùa xuân đầm đìa lầy lội,
Những mùa say ngủ!
Tôi yêu em và tán thán em rồi.
Khi phủ lên tim óc của tôi
Tấm vải liệm khói sương và ngôi mộ mơ hồ.

Trên cánh đồng mênh mông này,
Nơi ngọn gió đông nam lạnh cóng,
Suốt những đêm dài cánh quạt gió xoay vòng,
Linh hồn tôi dễ chịu hơn lúc mùa về chuyển ấm
Lòng mở toang như cánh quạ đen thâm!

Không gì dịu ngọt hơn một cõi lòng tang tóc
Khi giá sương buông xuống phủ đời người,
Ôi mùa của nhạt phai,
Mùa đẹp nhất tôi mong!

Sắc thái nào ngự trị trong bóng tối em u ám,
Nếu không phải bởi một đêm tối không trăng,
Thì đôi ta đành ru dịu nỗi đau
Trên con đường vô định.

* Nguyễn Diệu Tâm phỏng dịch

Posted in Uncategorized | 7 Comments

CHUYỆN PHÚNG DỤ CHIM BỒ NÔNG

Một câu chuyện cảm động về tình cha con của loài chim bồ nông (pelican). Bồ nông cha khi đi tìm mồi cho con không được đã tự mổ vào ngực mình để cho con ăn cả gan ruột của mình.
Qua bài thơ phúng dụ này, nhà thơ Alfred de Musset đã gửi gắm ẩn ý của mình. Phải chăng “khổ đau là động lực của sự sáng tạo”?

CHUYỆN PHÚNG DỤ CHIM BỒ NÔNG

Dẫu suốt thời trẻ tuổi đã âu lo,
Hãy để vết thương thiêng này giải tỏa
Khi ma quỷ đã gieo vào lòng bạn;
Chẳng nỗi đau nào thê thảm hơn đâu.
Thi sĩ hỡi, có tin rằng đạt được,
Phải lặng câm đừng than trách thêm chi.
Khi tuyệt vọng là bài ca đẹp nhất,
Nước mắt tinh khôi sẽ bất tử người ơi.

Khi bồ nông sau chuyến đi mệt mỏi,
Trong sương chiều bờ lau sậy quay về
Lũ con nhỏ trên bờ xao xác đói.
Thấy cha về vỗ cánh lướt trên đê.
Nghĩ cha đã có mồi cho buổi tối,
Đến bên cha vui sướng gọi cha ơi.
Lúc lắc mỏ túi bọng khô khan cổ.
Mỏm đá dừng, bồ nông lặng nhìn trời.

Cánh rũ dài đàn con thơ che chở,
Mổ vào ngực, máu đỏ chảy thành dòng;
Chuyến săn mồi buồn thảm quá con ơi
Thật hoài công sục sạo khắp biển đông.
Đại dương cạn bãi cát dài hoang vắng
Miếng ăn này chỉ có trái tim cha.
Buồn, lặng lẽ, cha nằm dài trên đá,
Chia cho con cả gan ruột cha già.

Tình cao cả cho con xua đau đớn
Lặng nhìn dòng máu chảy phút cuối cùng,
Bồ nông cha khụy ngã giữa tiệc ly
Buổi no say, dịu dàng và kinh dị.
Có lắm khi trong hy sinh thần thánh,
Chết mệt vì một thử thách quá dài,
Lo rằng con để cho cha mình sống;
Bồ nông cha trong gió vỗ cánh bay.

Đập vào tim thét lên tiếng thê lương,
Vút trong đêm phút từ biệt tang thương,
Lũ chim biển thất thần xa bờ cát,
Người du khách còn chờ trên bãi biển.

Cái chết này hiến dâng lên Thiên Chúa.
Có khác chi nhà thơ lớn phần đông.
Những con người hoan hỉ gửi nhân gian;
Bao yến tiệc đám người kia bày biện,
Chẳng khác loài bồ nông đã cho con.
Khi họ nói về hy vọng lầm lẫn,
Của cuộc đời, buồn thảm với lãng quên,
Tình yêu hay bất hạnh, chỉ thêm phiền,
Lời hoa mỹ thật ra là lưỡi kiếm:
Tưởng chói lòa cả vầng sáng trên không;
Mà nhỏ theo một vài dòng máu đỏ.

* Nguyễn Diệu Tâm phỏng dịch

OLYMPUS DIGITAL CAMERAChim bồ nông – Ảnh: Nguyễn Diệu Tâm

Alfred de Musset (1810-1957) : ALLÉGORIE DU PÉLICAN

Quel que soit le souci que ta jeunesse endure,
Laisse-la s’élargir, cette sainte blessure
Que les séraphins noirs t’ont faite au fond du cœur;
Rien ne nous rend si grands qu’une grande douleur.
Mais, pour en être atteint, ne crois pas, ô poète,
Que ta voix ici-bas doive rester muette.
Les plus désespérés sont les chants les plus beaux,
Et j’en sais d’immortels qui sont de purs sanglots.
Lorsque le pélican, lassé d’un long voyage,
Dans les brouillards du soir retourne à ses roseaux,
Ses petits affamés courent sur le rivage
En le voyant au loin s’abattre sur les eaux.
Déjà, croyant saisir et partager leur proie,
Ils courent à leur père avec des cris de joie
En secouant leurs becs sur leurs goitres hideux.
Lui, gagnant à pas lent une roche élevée,
De son aile pendante abritant sa couvée,
Pêcheur mélancolique, il regarde les cieux.
Le sang coule à longs flots de sa poitrine ouverte;
En vain il a des mers fouillé la profondeur;
L’océan était vide et la plage déserte;
Pour toute nourriture il apporte son cœur.
Sombre et silencieux, étendu sur la pierre,
Partageant à ses fils ses entrailles de père,
Dans son amour sublime il berce sa douleur;
Et, regardant couler sa sanglante mamelle,
Sur son festin de mort il s’affaisse et chancelle,
Ivre de volupté, de tendresse et d’horreur.
Mais parfois, au milieu du divin sacrifice,
Fatigué de mourir dans un trop long supplice,
Il craint que ses enfants ne le laissent vivant;
Alors il se soulève, ouvre son aile au vent,
Et, se frappant le cœur avec un cri sauvage,
Il pousse dans la nuit un si funèbre adieu,
Que les oiseaux des mers désertent le rivage,
Et que le voyageur attardé sur la plage,
Sentant passer la mort se recommande à Dieu.
Poète, c’est ainsi que font les grands poètes.
Ils laissent s’égayer ceux qui vivent un temps;
Mais les festins humains qu’ils servent à leurs fêtes
Ressemblent la plupart à ceux des pélicans.
Quand ils parlent ainsi d’espérances trompées,
De tristesse et d’oubli, d’amour et de malheur,
Ce n’est pas un concert à dilater le cœur ;
Leurs déclamations sont comme des épées :
Elles tracent dans l’air un cercle éblouissant;
Mais il y pend toujours quelques gouttes de sang.

* Lecture méthodique de ce poème extrait de La Nuit de Mai – Alfred de Musset (1810-1857)

Posted in Uncategorized | Leave a comment

A kìa, Trăng—và Sao!

blue-moon-star-design

Ah, Moon—and Star!
You are very far—
But were no one
Farther than you—
Do you think I’d stop
For a Firmament—
Or a Cubit—or so?

I could borrow a Bonnet
Of the Lark—
And a Chamois’ Silver Boot—
And a stirrup of an Antelope—
And be with you—Tonight!

But, Moon, and Star,
Though you’re very far—
There is one—farther than you—
He—is more than a firmament—from Me—
So I can never go!

* EMILY DICKINSON

A kìa, Trăng—và Sao!
Nhưng bạn ở quá xa—
Xa hơn hết tất cả
Xa, xa tít mù xa—
Bạn nghĩ tôi sẽ dừng
Nơi bầu trời bất tận—
Hay một nửa— sải tay?

Tôi sẽ mượn cái mũ
Trên đầu chim chiền chiện—
Đôi giày bạc loài hươu—
Bàn đạp từ linh dương—
Bay vù đến với bạn— Đêm nay!

Nhưng nè, Trăng, và Sao
Dù bạn ở tít xa
Vẫn có Người—xa hơn—
Xa hơn cả bầu trời
Nên tôi chẳng thể đến!

* Tam Nguyen tạm dịch

Hình ảnh: Google

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Họa sĩ Edouard Manet đã vẽ một bức chân dung như thế nào?

Edouard Manet 1832-1883 The reader 1861“Người đọc sách”, tranh sơn dầu của họa sĩ Édouard Manet (1832-1883)
Người mẫu: Joseph Gall, họa sĩ Pháp (1807-? )

“The reader” (1861)
By Édouard Manet, French Artist (1832-1883)
oil on canvas; 99.7 x 81.3 cm; 39 1/4 x 32 in
Sitter: Joseph Gall, French landscape and animal painter (1807-?)
© Saint Louis Art Museum, Saint Louis, Missouri, US
Purchased from Durand-Ruel Galleries, 1915

“Edouard Manet đã vẽ  người bạn già của mình, họa sĩ Joseph Gall, trong lúc đang đọc một cuốn sách lớn. Gờ sách phía trước như là một rào cản ngăn cách giữa người mẫu và người xem. Bảng màu của họa sĩ lặng thinh và dè dặt. Mặc dù Manet không bao giờ tham gia vào bất kỳ cuộc triển lãm Ấn tượng nào, ông đã có sự liên hệ chặt chẽ với nhóm; nét cọ sinh động, sáng tạo của ông hiển hiện rõ ràng điều ấy trong bàn tay trái của người mẫu, ở đó giữ lại những nhát cọ lẹ làng và trừu tượng.”
Léon Rosenthal, không đưa ra bất kỳ bằng chứng tài liệu nào, cho rằng người mẫu là một người thợ tên là Janvier mà Manet thuê để vận chuyển các bức tranh của ông đến Salon triển lãm và để bảo vệ chúng khỏi các cuộc tấn công của những kẻ khờ nào đó.
Làm thế nào Manet đã vẽ một bức chân dung – điều này có thể được dựng lại từ một số nhân chứng. Zola, người mà Manet đã vẽ bức chân dung từng triển lãm tại Salon năm 1868, nhớ lại những lúc ngồi làm mẫu thật khó chịu cho Manet khi chân tay thì tê cứng và đôi mắt mệt mỏi, mà anh ta phải giữ tư thế ấy trong nhiều giờ liền. Chúng ta cũng biết Manet đã vẽ trực tiếp từ người mẫu có thật, không vẽ phác thảo hay lấy những ghi chú để ông có thể tham khảo khi không có mặt người mẫu. Khi Zola giục Manet tùy cơ ứng biến cho những chi tiết trong bức chân dung của mình (có thể là bởi vì anh đã mệt mỏi khi ngồi làm mẫu), Manet giải thích rằng ông không thể làm gì mà không có sự sống tự nhiên và rằng ông không biết làm thế nào để sáng tạo ra nó.
Sự mô tả sau của Théodore Duret về quá trình này thậm chí nhiều thông tin hơn:
Năm 1868, tại xưởng vẽ ở Guyot Rue, Manet vẽ chân dung tôi. Ở đây tôi đã có cơ hội quan sát các hoạt động thực tế của đầu óc ông, và các quá trình mà ông đã xây dựng lên cho một bức tranh. Bức chân dung có kích thước nhỏ và mô tả tôi đang đứng, với tay trái đút vào túi áo ghi lê và tay phải tì trên một chiếc gậy. Chiếc áo choàng lông màu xám mà tôi đã mặc được tách ra từ một nền màu xám Bức tranh nhờ vậy mà tạo thành một màu xám hài hòa. Khi bức tranh hoàn thành, theo quan điểm của tôi là khá thành công nhưng tôi thấy Manet đã không hài lòng với nó. Ông ta có vẻ lo lắng để thêm một thứ gì đó vào. Một ngày kia khi tôi đến, ông lại bắt tôi tiếp tục tư thế như lúc ban đầu ông đã sắp đặt cho tôi, và ông chuyển một chiếc ghế đến gần tôi, rồi bắt đầu vẽ nó với tấm phủ len màu ngọc hồng lựu. Rồi ý tưởng đến với ông ấy khi ông lấy một cuốn sách và đặt nó dưới ghế; cái này cũng vậy, ông vẽ cái bìa sách màu xanh lá cây tươi sáng. Tiếp theo ông đặt trên ghế đẩu một khay sơn mài, với một bình rượu, một cái ly, và một con dao. Tất cả các vật này được vẽ nhiều màu khác nhau như bổ sung bức tĩnh vật  ở một góc tranh; hiệu quả là hoàn toàn không có ý định trước, đã đến với tôi như một bất ngờ. Một bổ sung nữa mà ông ấy  thực hiện sau đó còn bất ngờ hơn – một quả chanh đặt trên cái ly trong khay. Tôi đã nhìn ông ấy làm thêm những bổ sung kế tiếp với sự ngạc nhiên. Sau đó, tôi  tự hỏi đâu là lý do để có những bổ sung ấy, tôi nhận ra rằng trước mắt tôi là một thực tế của cái nhìn và sự cảm nhận đặc biệt và có hệ thống của ông ấy. Rõ ràng bức tranh được vẽ trong một đơn sắc xám làm cho ông không hài lòng. Mắt ông cảm thấy thiếu những sắc màu vừa mắt, và vì đã bỏ qua chúng trong ý định ban đầu của bức tranh, ông đã phải đưa chúng vào sau đó bằng cách của một bức tĩnh vật. “

Edouard Manet 1832-1883 Theodore Duret.s portrait 1868“Chân dung Théodore Duret”, tranh sơn dầu của họa sĩ Édouard Manet (1832-1883)
Người mẫu: Théodore Duret, nhà báo, tác giả, nhà phê bình người Pháp (1838-1927 )

Home


http://www.artsconnected.org/resource/94173/manet-s-smoker

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Fantine – Margaret Bernadine Hall (1863 – 1910)

Margaret Bernadine Hall 1863–1910 FantineMargaret Bernadine Hall (English artist) 1863 – 1910
Fantine, 1886 – Oil on canvas 157 x 116.2 cm. (61.81 x 45.75 in.)
Walker Art Gallery, Liverpool, United Kingdom

Bức tranh miêu tả khuôn mặt của một người phụ nữ ngồi phía trước một hậu cảnh tối với những điểm sáng nổi bật. Nàng nhìn về phía trước, buồn bã đăm chiêu. Trước mặt nàng là một cái cũi trẻ con trong có một đứa bé đang ngủ và một bình sữa rỗng, với một con búp bê mặc váy màu đỏ nằm trên sàn nhà. Bức tranh đại diện một đoạn trong các chương đầu của Les Misérables, một tiểu thuyết của đại văn hào Victor Hugo.
Fantine, người con gái đã sa vào một mối tình, mang thai, rồi sau đó bị bỏ rơi. Câu chuyện xảy ra ở Paris trong khoảng thời gian sau cuộc Cách mạng Pháp. Đứa bé về sau được đặt tên là Cosette. Bức tranh thể hiện sự đau khổ và nghèo đói của một người mẹ đơn thân bị bỏ rơi sau thời kỳ Cách mạng Pháp.
* * *
Trong cuốn tiểu thuyết sử thi “Les Miserables” (1862) của Victor Hugo, Fantine là mẹ của Cosette, một đứa con hoang đã bị tách ra khỏi mẹ và sống với cha mẹ nuôi độc ác. Fantine được làm bạn với Jean Valjean, nhân vật chính trong tiểu thuyết, người đã cứu đứa con gái của nàng.
* * *
Chủ đề của bức tranh là Fantine, một nhân vật trong tiểu thuyết của Victor Hugo, Les Misérables ( Những Người Khốn Khổ ). Bức tranh được vẽ tại Paris vào năm 1886, 1 năm sau khi Victor Hugo qua đời, và được tuyên dương danh dự từ Société des Femmes Peintres ( Hội Nữ Họa sĩ ) tại Pháp. Năm sau một số bức tranh của Hall được trưng bày tại triển lãm ở Vienna, Chicago, London và Manchester, và có khả năng Fantine là một trong số tranh ấy. Sau khi Hall qua đời vào năm 1910, anh trai cô Sir Douglas Bernard trao bức tranh cho Thư viện Quốc gia Luân Đôn nhưng đã bị từ chối. Trong năm sau, ông lại đưa vào Walker Art Gallery, tại đây bức tranh đã được chấp nhận. Năm 1988, bức tranh được phục chế tại Trung tâm Bảo tồn Owen Hughes Harriet trong Bluecoat Chambers, Liverpool, và kể từ năm 2012, bức tranh được treo ở đầu cầu thang chính của Walker Art Gallery.

Margaret Bernadine Hall đã dành phần lớn sự nghiệp của bà tại Paris. Có vài tác phẩm của bà còn lại, nhưng đáng chú ý nhất là bức Fantine, được treo trong Walker Art Gallery, Liverpool.
Margaret Bernadine Hall sinh năm 1863 tại Wavertree, Liverpool. Cha bà là Bernard Hall (1813-1890), một thương gia, chính trị gia địa phương và là nhà từ thiện, người được bầu làm Thị trưởng của Liverpool vào năm 1879. Mẹ bà là Margaret Calrow (1827-1902) đến từ Preston, Lancashire, là người vợ thứ hai của Bernard Hall. Margaret là đứa con thứ hai của họ, và là cô con gái lớn của họ. Năm 1882, gia đình chuyển đến London, và một năm sau đó, ở tuổi 19, Margaret chuyển đến Paris để theo học mỹ thuật 5 năm tại học viện do Auguste Feyen-Perrin và Eduard Krug điều hành. Đây là thời kỳ có rất ít họa sĩ nữ trong thành phố, và là thời kỳ mà Chủ nghĩa Ấn tượng đang chiếm lĩnh. Giữa năm 1888 và năm 1894 Hall đi đến nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Bắc Mỹ, Bắc Phi, và trở về Paris vào năm 1894. Bà dọn về lại nước Anh vào năm 1907, nơi bà qua đời ba năm sau đó tại nhà của kịch tác gia George Calderon ở Hampstead Heath, London. Sau cái chết của bà, tài sản của bà được định giá là £ 22,130 (trị giá bảng Anh tương đương £ 1.910.000 năm 2014). Margaret Bernadine Hall đã được chôn cất tại nhà thờ Giáo Hội Các Thánh, Childwall, Liverpool, nơi có một bảng đồng tưởng niệm bà ở lối đi phía bắc của nhà thờ. Năm 1925, một cuộc triển lãm tưởng niệm tranh của bà được tổ chức tại Chelsea, London.

* Nguyễn Diệu Tâm phỏng dịch

( Source: Female Artists in History)

The subject of the painting is Fantine, a character in Victor Hugo’s novel Les Misérables. It was painted in Paris in 1886, the year following Victor Hugo’s death, and received an honourable mention from the Société des Femmes Peintres. The following year some of Hall’s paintings were shown at exhibitions in Vienna, Chicago, London and Manchester, and it is likely that Fantine was among them. After Hall’s death in 1910, her brother Sir Douglas Bernard Hall offered the painting to the National Gallery, London, but it was declined. During the following year he offered it to the Walker Art Gallery, where it was accepted. In 1988 the painting was restored in the Harriet Owen Hughes Conservation Centre in Bluecoat Chambers, Liverpool, and as of 2012, it hangs at the head of the main staircase of the Walker Art Gallery.
The painting depicts the full-face portrait of a seated woman with strong highlights, in front of a dark background. The woman looks forward with a sad, wistful expression. In front of her is a cot containing a sleeping baby and an empty feeding bottle, with a doll in a red dress lying on the floor. The painting represents an episode in the early chapters of Les Misérables. Fantine, having fallen in love, had been made pregnant, and then abandoned. This occurred in Paris during a period following the French Revolution. The baby was later nicknamed Cosette. The painting demonstrates the sorrow and poverty of an abandoned single mother in post-Revolutionary France.
* * *
In Victor Hugo’s epic novel ‘Les Miserables’ (1862), Fantine is the mother of Cosette, an illegitimate daughter who is taken from her to live with cruel foster parents. Fantine is befriended by Jean Valjean, the hero of the novel, who rescues the child.
* * *
Margaret Bernadine Hall spent most of her career in Paris. Few of her works have survived, but she is notable for her painting Fantine, which hangs in the Walker Art Gallery, Liverpool.
Margaret Bernadine Hall was born in 1863 in Wavertree, Liverpool. Her father was Bernard Hall (1813–90), a merchant, local politician and philanthropist, who was elected Mayor of Liverpool in 1879. Her mother was Margaret Calrow (1827–1902) from Preston, Lancashire, who was Bernard Hall’s second wife. Margaret was their second child, and their oldest daughter. In 1882 the family moved to London, and later that year, at the age of 19, Margaret moved to Paris to study art for 5 years at the academy run by Auguste Feyen-Perrin and Eduard Krug. This was at a time when there were few female artists in the city, and when the Impressionists were active. Between 1888 and 1894 Hall travelled extensively to countries including Japan, China, Australia, North America, and North Africa, returning to Paris in 1894. She moved back to England in 1907, where she died three years later at the home of the playwright George Calderon in Hampstead Heath, London. Following her death, her estate was valued at £22,130 (£1,910,000 as of 2014). Margaret Bernadine Hall was buried in the churchyard of All Saints’ Church, Childwall, Liverpool, and there is a brass memorial tablet to her in the north aisle of the church. In 1925 a retrospective exhibition of her paintings was held in Chelsea, London.

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Nhân chứng thời đại qua tranh vẽ

Les Halles de Paris, hay Les Halles, một khu chợ bán thực phẩm tươi sống tại trung tâm Paris. Khu chợ đã bị phá hủy vào năm 1971 và thay thế bằng Forum des Halles, một trung tâm mua sắm hiện đại được xây dựng phần lớn ở dưới lòng đất và kết nối trực tiếp đến nhà ga các tuyến tàu cao tốc và tàu điện ngầm Châtelet-Les-Halles, một trong những nhà ga dưới tầng hầm lớn nhất thế giới.

Francois-Marie Firmin-Girard 1838-1921 Marche Les Halles en automne* Marché des Halles en automne ( Chợ Les Halles mùa thu ), tranh sơn dầu 83 x 117 cm. Họa sĩ François-Marie Firmin-Girard (1838-1921)

François-Marie Firmin-Girard (1838-1921) là một họa sĩ chuyên vẽ tranh chủ đề lịch sử, tôn giáo, chân dung, phong cảnh, tĩnh vật và hoa.
Girard đến Paris từ lúc còn rất trẻ. Ông học trường École des Beaux-Arts vào năm 1854, đến làm việc trong các xưởng vẽ của Charles Gleyre và Jean-Léon Gérôme. Girard giành được giải nhì Prix de Rome vào năm 1861 và lập xưởng vẽ tại Boulevard de Clichy ở Paris. Từ năm 1859, ông trưng bày tại Paris Salon, và tại Salon des artistes français của các họa sĩ Pháp, đoạt được rất nhiều huy chương. Với phong cách đôi khi hiện thực, có lúc gần với chủ nghĩa ấn tượng, luôn có một ánh sáng đẹp trong tranh, ông đã vẽ dễ dàng những bức tranh lịch sử, quang cảnh, phong cảnh và hoa, các thể loại đều như nhau đã làm cho ông nổi tiếng. Được nói đến nhiều nhất trong vô số tác phẩm của ông là những bức tranh như Saint-Sébastien, Après le bal, Marchande de fleurs, Les Fiancés, La Terrasse à Onival ou Le Quai aux fleurs.

Eugene Galien-Laloue (1854 ~ 1941) là một họa sĩ người Pháp (cha Pháp mẹ Ý) sinh ra tại Paris vào ngày 11 tháng 12, năm 1854. Ông là một họa sĩ chuyên vẽ phong cảnh đường phố, thường là vào mùa thu hoặc mùa đông. Những bức tranh của ông vào những năm đầu thập niên 1900 tiêu biểu rất chính xác cho thời đại mà ông đã sống; La Belle Epoque, một thời kỳ của Paris hạnh phúc và nhộn nhịp với những chiếc xe ngựa, xe kéo và xe buýt lần đầu tiên xuất hiện. Những tác phẩm của Galien-Laloue giá trị không chỉ vì những đóng góp cho nghệ thuật thế kỷ 20, mà còn đối với lịch sử thực tế, đó là những dẫn chứng bằng tài liệu. Tác phẩm của ông có thể được xem ở các bảo tàng Mỹ thuật ở Pháp như Musee des Beaux-Arts, Louvier; Musee des Beaux-Arts, La Rochelle; Mulhouse.

Eugene Galien-Laloue Les Grands Boulevards 1900sLes Grands Boulevards, Paris. 1900-s , Gouache. 7.5 x 12.25 in. (19 x 31.1 cm.)

Eugene Galien-Laloue 1854 — 1941 Paris Les Grands BoulevardsParis, Les Grands Boulevards, Gouache on papier – 18,5 x 30,5 cm. (7 1/4 x 12 in.)

http://fr.wikipedia.org/w…/Fran%C3%A7ois-Marie_Firmin-Girard

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Quán cà phê mái hiên về đêm

Café Terrace at Night, còn được gọi là The Cafe Terrace on the Place du Forum, là một bức tranh sơn dầu được thực hiện tại Arles, nước Pháp bởi danh họa Hà Lan Vincent van Gogh vào tháng 9 năm 1888. Bức tranh không ký tên, nhưng đã được mô tả và đề cập đến bởi họa sĩ trong ba lá thư gửi cho người em trai là Theo van Gogh. Ngoài ra còn có một bản vẽ lớn bố cục của bức tranh bằng bút mực tìm thấy từ tài sản để lại của danh họa.
Ngày nay khách viếng thăm nơi này vẫn có thể đứng ở góc đông bắc của Place du Forum, nơi các họa sĩ thường dựng giá vẽ. Nhìn về phía nam đến khoảng sân có thể nhìn thấy mảng ánh sáng nhân tạo từ ngọn đèn chiếu sáng của quán cà phê nổi tiếng này, cũng như nhìn vào trong bóng tối của con đường là lối đi dẫn đến Rue du Palais về phía trái, và xa hơn là tòa tháp của một ngôi nhà thờ cổ (nay là Bảo Tàng Lapidaire). Về phía bên phải, Van Gogh vẽ một cửa hàng sáng đèn, một vài nhánh cây chung quanh nhưng họa sĩ đã bỏ qua các di tích La Mã sát ngay bên cạnh cửa hàng nhỏ ấy.
Bức tranh hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Kröller-Müller , Otterlo, Hà Lan.

Van Gogh -  Cafe terrace at night 1888Van Gogh – Cafe terrace at night 1888Van Gogh – Cafe terrace at night, 1888 – 80.7 cm×65.3 cm (31.8 in × 25.7 in) Oil on canvas. Kröller-Müller Museum, Otterlo

Cafe_Terrace_ArlesQuán Cafe Terrace trong bức tranh của Vincent van Gogh, ngày nay là Café Van Gogh (2003)

Sau khi vẽ xong Café Terrace at Night, Van Gogh đã viết một bức thư cho người em gái bày tỏ sự hứng khởi của mình:
“Anh đã bị gián đoạn bởi việc vẽ một bức tranh mới cảnh bên ngoài của một quán cà phê đêm. Trên sân thượng có vài người đang uống rượu. Một chiếc đèn lồng màu vàng rất lớn chiếu sáng sân thượng, mặt tiền, phía đi bộ và thậm chí làm sáng hơn những viên đá lát đường khiến cho chúng mất đi tông màu tím hồng nhạt. Các đầu hồi của ngôi nhà, như một con đường mờ dần dưới một bầu trời xanh đầy sao, có màu xanh hoặc tím với một cây lá xanh um. Ở đây em sẽ thấy một bức tranh đêm mà không có màu đen, không có gì khác ngoài một màu xanh pha sắc tím và xanh lá cây và chung quanh khu vực sáng rực rỡ này màu sắc chính là màu vàng tái nhợt của lưu huỳnh và màu vàng chanh. Điều đó cực kỳ làm cho anh phấn khích đến nỗi phải vẽ cảnh đêm ấy ngay tại chỗ. Thông thường, người ta vẽ và cho màu trên bức tranh vào ban ngày sau khi đã có bản phác thảo. Nhưng anh thích vẽ những điều anh đã thấy ngay lập tức. Đúng là trong bóng tối, anh có thể lấy đi màu xanh lơ cho màu xanh lá cây, một màu xanh cà cho màu hồng tử đinh hương, vì rất khó để phân biệt âm vực của sắc màu. Nhưng đó là cách duy nhất để lấy luồng ánh sáng trắng nhợt nghèo nàn ra khỏi màu đêm thường thấy của chúng ta, trong khi chỉ một ngọn nến đơn giản đã cho chúng ta một màu vàng và cam hết sức phong phú.”
Ông viết tiếp, cũng trong lá thư này:
“Em chưa bao giờ nói với anh rằng em đã đọc “Bel-ami” của Guy de Maupassant hay không, nếu có thì điều mà bây giờ em nghĩ sẽ là về tài năng nói chung của ông ấy. Còn anh nói điều này bởi vì trong phần đầu của Bel-ami chính xác đã mô tả một đêm đầy sao ở Paris, với những quán cà phê sáng đèn trên các đại lộ, và nó có cái gì đó giống như cùng một chủ đề mà anh sẽ vẽ ngay bây giờ.”

Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Cafe_Terrace_at_Night

Van Koning - En la terrazaMột quán bar trang trí với bức tranh Café Terrace at Night của Van Gogh: Van Koning Bar

https://www.facebook.com/pages/Van-koning/58804807912?fref=photo

 

Posted in Uncategorized | Leave a comment

BỨC TRANH LƯU LẠC CỦA HỌA SĨ EDGAR DEGAS

« Les Blanchisseuses souffrant des dents » là một bức họa của họa sĩ Degas, có khổ nhỏ 16 x 21 cm, đã bị đánh cắp khỏi viện Bảo tàng André Malraux thành phố Havre, từ năm 1973, vừa được hoàn trả về cho nước Pháp.

Edgar Degas The laundresses suffer from toothaches 1870
 
Sau một thời gian dài bặt vô âm tín, vào tháng 10 năm ngoái, bức tranh này mới lại xuất hiện trong cuốn catalogue của nhà bán đấu giá Sotheby’s. Chủ nhân tác phẩm nghệ thuật nói trên là một nhà sưu tập người Mỹ sống ở New York. :  Ronald Grelsamer cho hay ông không biết rõ tông tích của « Les Blanchisseuses souffrant des dents », mà chỉ biết đấy là gia tài do người cha để lại và Ronal Grelsamer đã trao cho Sotheby’s bán tác phẩm với giá ban đầu từ 350 000 đến 450 000 đô la.
Nhưng may mắn thay cho nước Pháp là một người sành về nghệ thuật đã phát hiện kịp thời tác giả của bức tranh cỡ nhỏ kể trên chính là danh họa Edgard Degas thuộc trường phái ấn tượng và ông đã từng sinh sống một thời gian ở bang Louisiana, Hoa Kỳ. Đây là một bức tranh, được sáng tác trong thời gian năm 1870 đến 1872 và « Les Blanchisseuses souffrant des dents » cho thấy hình ảnh của hai cô thợ giặt, một người tay ôm cằm, như thể cô đang bị đau răng. 
Được biết là bức tranh từng thuộc về viện Bảo tàng Quốc gia Louvre. Năm 1973, Bảo tàng Louvre đã cho Bảo tàng André Malraux, thành phố cảng Havre mượn trong khuôn khổ một chương trình triển lãm. Bức họa nổi tiếng này của Degas đã bị dọc khỏi khung, và … biến mất từ đó cho đến nay.
Người khám phá ra tông tích của « Les Blanchisseuses souffrant des dents » đã liên lạc thẳng với bộ Văn hóa Pháp. Chung cuộc thì nhà bán đấu giá Sotheby’s đã chấp thuận rút tác phẩm này khỏi lô bán đấu giá, và đã trao bức « Les Blanchisseuses souffrant des dents » của danh họa Degas cho sở quan thuế của Hoa Kỳ ICE.
Chính quyền Mỹ vào trung tuần tháng Giêng đã trả lại cho nước Pháp bức tranh hiếm này nhưng được biết là cảnh sát quốc tế vẫn tiếp tục điều tra xem bằng cách nào gần bốn mươi năm, tác phẩm của Degas, thuộc chủ quyền của viện bảo tàng Louvre đã vượt đại duơng, chu du sang tận nước Mỹ.
 « Les Blanchisseuses souffrant des dents » đã được hòan trải cho nước Pháp, nhưng ai là thủ phạm đánh cắp bức tranh ? và trong suốt 38 năm qua, hai cô thợ giặt của Degas đã thuộc về tay ai ? Những câu hỏi đó vẫn chưa được giải đáp.
Một thắc mắc khác là làm sao một bức tranh nổi tiếng, có dấu ấn của bảo tàng quốc gia Pháp (RF), lại có thể vượt đại dương, chu du sang tận nước Mỹ mà mãi đến bây giờ mới được tìm thấy trở lại và cuối cùng làm thế nào bức họa của Degas lại về tay gia đình Grelsamer ?
Thông tin trên mạng cho biết, cha đẻ của bác sĩ Ronald Grelsamer là Philippe. Ông dường như là một người Pháp và đã công thành danh toại trong ngành tài chính. Philippe Grelsamer đã qua đời vào năm 2008. Ông nội của nhà bác sĩ phân tâm học Ronald xưa kia thì từng là đứng đầu một công ty đại diện cho nhà làm nước hoa nổi tiếng của Pháp tại Hoa Kỳ.
Giới điều tra tin rằng « Les Blanchisseuses souffrant des dents » là gia tài mà bác sĩ Ronald đã nhận được, nhưng cha ông làm sao có được bức tranh này ? Tuy nhiên, đấy lại là một chuyện khác.
 
Nguồn:
http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20110209-mot-buc-tranh-cua-hoa-si-edgar-degas-tro-lai-phap-sau-38-nam-bi-danh-cap
Posted in Uncategorized | Leave a comment