Câu chuyện về bài hát Les Feuilles Mortes & Autumn Leaves

Bản gốc viết bằng tiếng Pháp là “Les Feuilles Mortes” ( Những Chiếc Lá Úa) là lời than thở u sầu tiếc nuối cho một tình yêu đã mất. Bản dịch qua tiếng Anh, ” Autumn Leaves “, ( “Những Chiếc Lá Mùa Thu” ) cùng một chủ đề , nhưng cách tiếc nuối thể hiện nhẹ nhàng hơn.

Bài hát có một cuộc đời khá lận đận. Bắt đầu vào năm 1945 là một bài thơ được viết bởi nhà biên kịch và nhà thơ Jacques Prevert như là một phần của kịch bản cho vở ba lê mang tên “Le Rendezvous” ( “Cuộc Hẹn Hò” ). Hai năm sau, khi đạo diễn Marcel Carné làm một bộ phim ballet, nhà viết nhạc phim người Hungary là Joseph Kosma đã chọn bài thơ của Jacques Prevert làm nhạc nền cho bộ phim. Có lẽ vì bài thơ đã không được sáng tác dưới hình thức bài hát nên cấu trúc hơi khó sử dụng. Kosma đã chuyển bài thơ thành 24 trường canh của đoạn mở đầu, gồm có 2 âm điệu và giai điệu rõ ràng, và tiếp theo là một điệp khúc gồm 16 trường canh ( ½ độ dài của bài hát truyền thống Tin Pan Alley nổi tiếng của Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ). 

Bộ phim của Carné thất bại, nhưng diễn viên chính, một ca sĩ trẻ nổi tiếng tên là Yves Montand, tỏ ra thích “Les Feuilles Mortes” mặc dù không hát ca khúc ấy trong phim, nhưng ông đã đưa vào buổi hòa nhạc của mình. Ban đầu, bài hát chỉ nhận được sự lạnh nhạt. Không theo nhịp điệu, có một cấu trúc quá phức tạp, lại mang một thông điệp u sầu buồn bã … là những điều mà bài hát không được ưa chuộng. Nhưng Yves Montand vẫn tiếp tục hát. Trong vòng vài năm sau, bài hát trở thành nổi tiếng nhất của ông và là bài hát được yêu cầu nhiều nhất .

Trong khi bài hát đã thuộc về Montand , có một phiên bản đáng nhớ bởi một nữ ca sĩ người Pháp, Juliette Greco. Cô ca sĩ bohemien xứ Corse xinh đẹp, một ” Little Miss Existentialist”, người theo chủ nghĩa hiện sinh, đã ghi âm bài hát này nhiều lần nhưng phiên bản đầu tiên của Montand vẫn là bản hay nhất. Với giọng hát mơ màng và chậm rãi , cô mang đến cho bài hát một sắc thái đặc biệt quyến rũ, cô hát như không bao giờ còn có thể được yêu mãnh liệt đến thế nữa.

Những Chiếc Lá Mùa Thu ( Flower Story/Face Book )

Những Chiếc Lá Mùa Thu ( Flower Story/Face Book )

Vào năm 1950 , khi bài hát cuối cùng đã được dịch sang tiếng Anh, chỉ có một phần nhỏ của bài thơ là còn tồn tại ( và rất hiếm khi được hát ). Chủ yếu là tính năng hấp dẫn ở phần điệp khúc. Người viết lời nhạc Johnny Mercer đã tạo ra một vài hình ảnh rung động như “đôi tay bỏng nắng anh dành để ôm em” và “ Bài hát mùa đông năm cũ ”, nhưng trong thực tế, đây là một bài hát hoàn toàn khác với bài thơ của Prevert và bản nhạc mà Kosma đã tạo ra. Trong khi bản gốc đã gom được tất cả sự mê đắm nồng nàn, thì bài hát này chỉ là một phiên bản đính kèm, mang lại vẻ hoài cổ hơn so với cảm giác âu sầu, nhiều buồn vui lẫn lộn hơn là niềm cay đắng xót xa .

Sau khi Nat “King” Cole đã lên vị trí thứ 1 trong cuộc lưu diễn vào năm 1955 đến lượt các ca sĩ của các hộp đêm – từ Frank Sinatra (năm 1957 thu âm trên dĩa Where Are You?) đến Tony Bennett, Eartha Kitt. Chick Corea, Stanley Jordan và Leonie Smith thì hát những phiên bản được cắt bớt gần đây.

Yves Montand tiếp tục hát bản gốc và thu âm cho đến khi ông qua đời vào năm 1991.

* NGUYỄN DIỆU TÂM phỏng dịch

   theo Behind the Song “Autumn Leaves” (performingsongwriter.com/autumn-leaves)

Và những phiên bản:

1/ LES FEUILLES MORTES / AUTUMN LEAVES
Songwriters: KOSMA, JOSEPH / PREVERT, JACQUES ANDRE MARIE / MERCER, JOHNNY
(french lyrics by jacques prévert,
English lyrics by johnny mercer,
Music by joseph kosma)

French: LES FEUILLES MORTES
C’est une chanson, qui nous ressemble
Toi tu m’aimais et je t’aimais
Nous vivions tous, les deux ensemble
Toi que m’aimais moi qui t’aimais
Mais la vie sépare ceux qui s’aiment
Tout doucement sans faire de bruit
Et la mer efface sur le sable les pas des amants désunis

NHỮNG CHIẾC LÁ ÚA
Đó là một bài hát, như chuyện tình đôi ta
Em đã từng yêu anh và anh cũng yêu em
Chúng ta đã sống với nhau, hai ta đã bên nhau
Em đã từng yêu anh và anh yêu em
Nhưng cuộc đời chia rẽ đôi lứa yêu nhau
Thật nhẹ nhàng lặng lẽ
Và biển xanh đã xóa đi trên cát trắng
những dấu chân của đôi tình nhân không bao giờ tái hợp

English: AUTUMN LEAVES
The falling leaves drift by the window
The autumn leaves of red and gold
I see your lips, the summer kisses
The sun-burned hands I used to hold

Since you went away the days grow long
And soon I’ll hear old winter’s song
But I miss you most of all my darling
When autumn leaves start to fall

NHỮNG CHIẾC LÁ MÙA THU
Những chiếc lá rơi ngoài khung cửa sổ
Những chiếc lá mùa thu đỏ và vàng
Anh thấy đôi môi em, những chiếc hôn mùa hạ
Đôi tay bỏng nắng này anh dành để ôm em

Từ lúc em đi xa ngày trở nên thật dài
Đó là lúc anh sẽ nghe bài hát của mùa đông năm cũ
Nhưng em yêu dấu ơi anh nhớ em hơn tất cả
Khi những chiếc lá thu bắt đầu rơi …

2/ LES FEUILLES MORTES (DEAD LEAVES)

Music by Joseph Kosma
Lyrics by Jacques Prévert
Translation © 2004 by Jacob Lubliner

Oh! je voudrais tant que tu te souviennes
Des jours heureux où nous étions amis
En ce temps-là la vie était plus belle,
Et le soleil plus brûlant qu’aujourd’hui
Les feuilles mortes se ramassent à la pelle
Tu vois, je n’ai pas oublié…
Les feuilles mortes se ramassent à la pelle,
Les souvenirs et les regrets aussi
Et le vent du nord les emporte
Dans la nuit froide de l’oubli.
Tu vois, je n’ai pas oublié
La chanson que tu me chantais.

REFRAIN:

C’est une chanson qui nous ressemble
Toi, tu m’aimais et je t’aimais
Et nous vivions tous deux ensemble
Toi qui m’aimais, moi qui t’aimais
Mais la vie sépare ceux qui s’aiment
Tout doucement, sans faire de bruit
Et la mer efface sur le sable
Les pas des amants désunis.

Les feuilles mortes se ramassent à la pelle,
Les souvenirs et les regrets aussi
Mais mon amour silencieux et fidèle
Sourit toujours et remercie la vie
Je t’aimais tant, tu étais si jolie,
Comment veux-tu que je t’oublie?
En ce temps-là, la vie était plus belle
Et le soleil plus brûlant qu’aujourd’hui
Tu étais ma plus douce amie
Mais je n’ai que faire des regrets
Et la chanson que tu chantais
Toujours, toujours je l’entendrai!

REFRAIN
Oh, I would like you so much to remember
Those happy days when we were friends, and how
Life in those times was more lovely and tender,
Even the sun shone more brightly than now.
Dead leaves are gathering as in December
You see how one never forgets…
Dead leaves are gathering as in December,
Just like the memories and the regrets.
And then the north wind comes and sweeps them
Into oblivion’s icy night.
You see how I never forgot
That old song that you sang for me.

REFRAIN:

A song like us, birds of a feather,
You loving me, me loving you,
And we lived happily together,
You loving me, me loving you.
But life tears apart gentle lovers
Who quietly obey their heart,
And the sea invades the sand and covers
The footsteps of those torn apart.

Dead leaves are gathering, dead leaves are piling
Up just like memories and like regrets.
But still my love goes on quietly smiling
Thankful for life and for all that it gets.
I loved you so, you were ever so lovely,
How can I forget? Tell me how!
Life in those times was more sweet and beguiling,
Even the sun shone more brightly than now.
You were my most sweet friend and lover,
But regret just isn’t my thing,
And I’ll keep hearing all the time
The old song that you used to sing.

REFRAIN

Mời các bạn nghe bản nhạc Les Feuilles Mortes do Yves Montand hát lúc còn trẻ:
https://www.youtube.com/watch?v=JWfsp8kwJto
Và về sau:

https://www.youtube.com/watch?v=cOsVVeojMZs
http://www.youtube.com/watch?v=kLlBOmDpn1s&feature=share

Posted in Uncategorized | 2 Comments

Lúc Rạng Đông Tôi Sẽ Là – Người Vợ

“A WIFE—AT DAYBREAK I SHALL BE” (461) by Emily Dickinson
********************************

Emily Dickinson 04

A Wife—at daybreak I shall be—
Sunrise—Hast thou a Flag for me?
At Midnight, I am but a Maid,
How short it takes to make a Bride—
Then—Midnight, I have passed from thee
Unto the East, and Victory—

Midnight—Good Night! I hear them call,
The Angels bustle in the Hall—
Softly my Future climbs the Stair,
I fumble at my Childhood’s prayer
So soon to be a Child no more—
Eternity, I’m coming—Sire,
Savior—I’ve seen the face—before!

Lúc rạng đông tôi sẽ là – Người Vợ –
Mặt trời mọc – Có không một lá cờ?
Vào nửa đêm, tôi là một Trinh Nữ,
Làm thế nào tức khắc thành một Cô Dâu –
Rồi thì – Nửa đêm, từ đây tôi đã
Tiến về Phương Đông, và Chiến Thắng đây rồi –

Nửa đêm – Chúc ngủ ngon! Khi nghe chừng tiếng gọi,
Những Thiên thần nhộn nhịp trong hội trường –
Thật nhẹ nhàng Tương Lai tôi leo lên cầu thang,
Bối rối lời nguyện cầu Thơ ấu tôi một thời
Khi rồi đây sẽ chẳng còn thơ bé nữa
Vĩnh Cửu là đây, tôi đang đến, Người ơi,
Đấng Cứu Tinh – Tôi đã thấy mặt Người – trước đó!

***

Tam Nguyen ( Nguyễn Diệu Tâm ) chuyển ngữ

Posted in Uncategorized | 5 Comments

I WANDERED LONELY AS A CLOUD

WILLIAM WORDSWORTH ( 1770 – 1850)
là một nhà thơ lãng mạn nước Anh, cùng với Samuel Taylor Coleridge, đã khởi động thời kỳ lãng mạn trong văn học Anh khi xuất bản tập thơ Lyrical Ballads vào năm 1798.
Kiệt tác của Wordsworth được xem như là bước dạo đầu, một bài thơ theo thể tự sự mà tác giả đã sửa đổi và thêm thắt nhiều lần. Bài thơ được đặt tựa đề và xuất bản sau khi nhà thơ qua đời, trước khi được gọi là “bài thơ tặng Coleridge”.

I WANDERED LONELY AS A CLOUD ( Also known as “Daffodils”)

“I wandered lonely as a cloud
That floats on high o’er vales and hills,
When all at once I saw a crowd,
A host, of golden daffodils;
Beside the lake, beneath the trees,
Fluttering and dancing in the breeze.

Continuous as the stars that shine
And twinkle on the milky way,
They stretched in never-ending line
Along the margin of a bay:
Ten thousand saw I at a glance,
Tossing their heads in sprightly dance.

The waves beside them danced; but they
Out-did the sparkling waves in glee:
A poet could not but be gay,
In such a jocund company:
I gazed–and gazed–but little thought
What wealth the show to me had brought:

For oft, when on my couch I lie
In vacant or in pensive mood,
They flash upon that inward eye
Which is the bliss of solitude;
And then my heart with pleasure fills,
And dances with the daffodils.”

(William Wordsworth)

Daffodils - Atlantajewishtimes

Hoa thủy tiên ( Nguồn: Daffodils – http://www.atlantajewishtimes.com )

Phỏng dịch:

TÔI LANG THANG CÔ ĐỘC NHƯ MỘT ÁNG MÂY

Tôi đang lang thang
Một mình cô độc
Như một áng mây
Bềnh bồng lơ lững
Qua đồi qua lũng,
Khi chợt bỗng dưng
Nhìn thấy một rừng
Thuỷ tiên vàng rực;
Bên cạnh hồ nước
Dưới những tàng cây
Đong đưa nhảy muá
Trong gió nhẹ bay.

Rừng thuỷ tiên vàng
Như những vì sao
Liên tục chớp nháy
Trên giải ngân hà,
Kéo dài vô tận
Dọc theo vịnh biển:
Mười ngàn bông hoa
Trong một cái liếc
Đã thấy tôi rồi
Chúng lắc lư đầu
Nhảy muá tưng bừng
Vui tươi như hội.

Những đợt sóng biển
Khiêu vũ kế bên
Nhưng thuỷ tiên vàng
Trong niềm hân hoan
Nhảy hay hơn hẳn
Sóng biển lấp lánh:
Thi sĩ làm sao
Mà không vui chứ:
Tôi nhìn, chăm chú
Nhưng nào có ngờ
Màn trình diễn này
Vô cùng phong phú:

Bởi khi nằm xuống
Trên chiếc ghế dài
Trong cơn trống trãi
Hay lúc suy tư
Con mắt bên trong
Vẫn thường thấy lại
Những đoá hoa vàng
Sáng lên trong trí
Như là hạnh phúc
Cuả nỗi cô liêu;
Hoa thuỷ tiên vàng
Và trái tim tôi
Tràn đầy niềm vui
Lại cùng nhảy muá.

( Trang Sao – Bản dịch số 1 )

NHƯ MÂY TRÔI BƠ VƠ

Tôi lang thang như đám mây lạc lõng
Bềnh bồng trôi qua thung lũng núi đồi
Bất ngờ chưa! Kìa rừng hoa sinh động
Thủy tiên vàng hân hoan chào khách tới
Dưới tàng cây, bên mặt hồ lồng lộng,
Rung rinh cười nhảy nhót giữa gió đông

Hoa chập chùng như sao đang tỏa sáng
Nháy lấp lánh trên suốt giải ngân hà,
Trải dài theo đường chân trời bất tận
Men bờ vịnh xanh thẫm phía xa xa
Ngàn hoa tươi dưới mắt tôi trông thấy,
Lúc lắc đầu nhảy múa giữa cơn say.

Những ngọn sóng bên hồ tung bọt nhảy
Nhưng thủy tiên hơn hẳn điệu hoan ca!
Nhà thơ nào mà chẳng thấy vui lây,
Trước cảnh sóng vui đùa cùng hoa lá!
Tôi ngắm nhìn say sưa không chớp mắt,
Không sao ngờ buổi trình diễn quá hay!

Đôi khi nằm duỗi dài trên ghế dựa,
Lòng trống trải hay suy nghĩ ưu tư
Con mắt trong tôi vẫn thường thấy lại
Bóng hạnh phúc trong cô đơn chợt sáng;
Niềm vui ấy trong tim tôi trỗi dậy
Nhảy múa cùng những cánh thuỷ tiên vàng.

( Tam Nguyen )

LANG THANG LẺ LOI NHƯ ÁNG MÂY

Tôi đã lang thang lẻ loi cô độc
Như một áng mây trôi nổi bềnh bồng
Qua những núi đồi, qua nhiều thung lũng
Chợt có một ngày bắt gặp bỗng dưng:
Một trời thuỷ tiên rực vàng tươi thắm
Bên cạnh chiếc hồ, dưới những lùm cây
Những đoá thuỷ tiên trong làn gió nhẹ
Nhảy muá rập rờn đón khách qua đây

Rừng thuỷ tiên vàng trải dài vịnh biển
Một đường hoa vàng vô tận bao la
Như những vì sao không ngưng toả sáng
Chớp nháy mãi thôi trên dãi ngân hà
Mới nhìn thoáng qua, một vạn bông hoa
Đã lắc lư đầu tưng bừng điệu vũ

Sóng lấp lánh bên kia đang nhảy muá
Làm sao bằng hoa muá rất hân hoan
Trong cảnh tượng vui tươi như hội ấy
Lòng nhà thơ thì chỉ biết vui lây
Tôi đã nhìn và đã nhìn chăm chú
Nhưng làm sao thấu hết vẻ đất trời
Màn diễn này cực kỳ là phong phú
Và điều này ai đã tặng cho tôi

Vì những khi nằm trên chiếc ghế dài
Trong suy tưởng hay trong cơn trống trãi
Con mắt cuả hồn tôi thường thấy lại
Những đoá thuỷ tiên rực sáng màu vàng
Đó là hạnh phúc cuả niềm cô tịch
Và trái tim lại vui sướng ngập tràn
Lại cùng với thuỷ tiên vàng nhảy muá.

( Trang Sao – Bản dịch số 2 )

Posted in Uncategorized | 2 Comments

Sự Trở Về Của Mùa Xuân

NGUỒN GỐC CỦA BỐN MÙA:

Persephone (Tiếng Hy Lạp cổ đại: Περσεφόνη, Persephone) là bà hoàng Âm phủ, là nữ thần trong Thần thoại Hy Lạp. Persephone là con gái của thần Zeus và nữ thần nông nghiệp Demeter và là vợ của thần Hades, là một người con gái đẹp như hoa khiến Hades say đắm. Tên của nữ thần có ý nghĩa là “Kẻ phá hoại”. Một tên khác của nàng là Kore mang ý nghĩa là “đồng trinh”.
Theo thần thoại Hy Lạp, Persephone (tên lúc trước là Kore) đang hái hoa cùng các tiên nữ Nymph ở thảo nguyên, bỗng nhìn thấy một bông hoa thủy tiên nở rực rỡ trước mắt. Persephone vừa cúi xuống định hái bông hoa, thì mặt đất nứt đôi, và bị Hades cưỡi ngựa đen bắt cóc nàng về Âm phủ.
Mẹ của Persephone là Demeter thấy con gái bị mất tích rất đau khổ, bà hỏi thần mặt trời Helios thì biết được Persephone đã bị Zeus và Hades đưa xuống Âm phủ. Khi chất vấn Zeus, thì Zeus trả lời: “Là vợ của vua âm phủ Hades thì không có gì thiệt thòi”. Nghe vậy, biết được Zeus chấp thuận việc con gái bị bắt cóc, Demeter rất tức giận, bà rời khỏi đỉnh Olympus và bỏ công việc mùa màng đi tìm con.
Sau đó, Zeus phái Hermes đến âm phủ truyền lại với Hades hãy trả lại Persephone. Hades tuy chấp thuận, nhưng trước khi thả Persephone, ông đưa cho nàng quả lựu. Persephone luôn từ chối mọi đồ ăn thức uống từ khi đến âm phủ, nhưng do đã quá đói bụng, nàng lấy 4 hạt (hoặc 6 hạt) trong số 12 hạt có trong quả lựu để ăn.
Vì vậy, Persephone trở về bên Demeter. Mặt khác, thần linh đã quy định người đã ăn đồ dưới âm phủ, sẽ thuộc về âm phủ. Do Persephone đã ăn lựu ở âm phủ nên nàng đã trở thành người của âm phủ. Demeter phản đối kịch liệt, cho rằng Persephone bị ép buộc ăn lựu, nhưng bà cũng không thể cưỡng lại quy định của thần linh. Sau đó, Zeus phán Persephone sẽ sống ở âm phủ theo số hạt lựu nàng đã ăn, tức là 1/3 (hoặc 1/2) của một năm Persephone sẽ ở âm phủ. Persephone kết hôn với Hades trở thành nữ hoàng âm phủ. Còn Demeter, chỉ trong thời gian con gái ở âm phủ mới ngưng công việc mùa màng. Khi ấy thì mùa màng khô héo và đó là sự khởi đầu cho mùa đông.
Khi Persephone trở về hạ giới, khiến cho sự vui mừng của mẹ nàng là nữ thần nông nghiệp Demeter lan tỏa khắp mặt đất, tạo ra mùa xuân. Vì vậy, Persephone còn được ví là nữ thần mùa xuân.

( Nguồn: Wikipedia )

Tranh sơn dầu “Sự trở về của Mùa Xuân”
The Return of Persephone, Oil on canvas – 1861
Frederic Leighton (1830–1896)
Trong bức tranh này, Leighton mô tả Hermes đang giúp Persephone trở về với mẹ Demeter sau khi thần Zeus buộc Hades phải trả lại Persepone.

FredericLeighton-TheReturnofPerspephone 1891

Posted in Uncategorized | Leave a comment

Andrew Wyeth và “Thế giới của Christina”

Tác phẩm Christina’s World ( Thế giới của Christina ) của Andrew Wyeth là một trong 3 bức tranh của các họa sĩ người Mỹ thế kỷ 20 được biết đến nhiều nhất, trong đó có American Gothic của Grant Wood, House by the Railroad hoặc Nighthawks của Edward Hopper.
Bức tranh vẽ một phụ nữ tật nguyền đang cố bò qua cánh đồng màu nâu hướng về phía trang trại màu xám. Nàng mặc một chiếc áo màu hồng tươi sáng trông tương phản với màu cỏ tối.

Andrew Wyeth - Christina.s World 1948

Andrew Wyeth – Christina’s World, Oil on canvas (1948)

Bức tranh được MoMA ( the Museum of Modern Art ) mua với giá 1,800 USD và vào tháng 12 năm 1948 khi bức tranh được trưng bày, đã nhanh chóng trở thành một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của bảo tàng. Ngày nay, giá trị của bức tranh này đã lên đến hàng triệu dollars.
Christina, người mẫu trong bức tranh tên đầy đủ là Christina Olson. Từ năm 1939, Wyeth bắt đầu lấy ký họa và vẽ những người hàng xóm của mình, trong đó có anh em nhà Olson. Họ sống trong một ngôi nhà cổ được xây từ đời ông cố của họ trên một mảnh đất nhô ra của biển Đại Tây Dương. Tình cờ một lần đang đứng ở cửa sổ trên cao ở nhà anh em Olson, Wyeth nhìn thấy Christina, cô gái bị bệnh bại liệt từ năm lên ba tuổi, đang cố bò qua một cánh đồng. Sau đó Wyeth đã phác họa bằng bút chì ngôi nhà và cánh đồng. Cuối cùng, hình ảnh Christina đã ám ảnh ông được đưa vào bức tranh.
Christina là một cô thợ may khéo léo và là một người nội trợ tuyệt vời. Nhưng khi càng lớn tuổi, bệnh càng nặng và năm 26 tuổi, cô đã không thể bước đi quá 3 bước mà không có người giúp đỡ.
Giữa năm 1912 và 1917, Christina đã gặp và đem lòng yêu một chàng sinh viên đại học Harvard trẻ tuổi. Dù họ có trao đổi thư từ qua lại và có hẹn hò với nhau, nhưng cuối cùng chàng trai ngừng liên lạc và sau đó đã đi lấy vợ.
Các bác sĩ khuyên cô nên cố gắng ra ngoài trời thường xuyên. Năm 53 tuổi, cô không còn có thể đi được bước nào nữa mà phải ngồi xe lăn. Nhưng thay vì sử dụng xe lăn, Christina muốn bò với đôi tay của mình. Cô có một người bạn sống cách xa 800 feet, và cô đã bò đến tận nơi ấy trong vòng chưa đến một tiếng đồng hồ.
Năm 1948, Wyeth đã vẽ Christina, năm ấy cô 55 tuổi, khi cô đang bò qua cánh đồng, mặc chiếc áo mà cô đã may nhiều năm về trước.
Những năm tháng còn lại của Christina, cô và ngôi nhà là trọng tâm cho những bức tranh của Wyeth. Đối với ông, đó là những biểu tượng của xứ Maine, một tiểu bang trong vùng New England của Hoa Kỳ.
Ngôi nhà của Christina ngày nay đã trở thành một phần của bảo tàng Farnsworth Art Museum.

* Tam Nguyen (Nguyễn Diệu Tâm) phỏng dịch và viết theo Who was the Christina of Andrew Wyeth, Sarah F Sullivan và Wyeth’s World, Henry Adams.

Posted in Uncategorized | 6 Comments

NẾU EM KHÔNG HIỆN HỮU

ET SI TU N’EXISTAIS PAS

* Jacques Prévert

Et si tu n’existais pas,
Dis-moi pourquoi j’existerais.
Pour traîner dans un monde sans toi,
Sans espoir et sans regrets.
Et si tu n’existais pas,
J’essaierais d’inventer l’amour,
Comme un peintre qui voit sous ses doigts
Naître les couleurs du jour.
Et qui n’en revient pas.
Et si tu n’existais pas,
Dis-moi pour qui j’existerais.
Des passantes endormies dans mes bras
Que je n’aimerais jamais.
Et si tu n’existais pas,
Je ne serais qu’un point de plus
Dans ce monde qui vient et qui va,
Je me sentirais perdu,
J’aurais besoin de toi.
Et si tu n’existais pas,
Dis-moi comment j’existerais.
Je pourrais faire semblant d’être moi,
Mais je ne serais pas vrai.
Et si tu n’existais pas,
Je crois que je l’aurais trouvé,
Le secret de la vie, le pourquoi,
Simplement pour te créer
Et pour te regarder.

Edvar Munch - Girl at the Beach 1896

Edvard Munch (1863-1944) Girl at the Beach -1896

NẾU EM KHÔNG HIỆN HỮU

Nếu em không hiện hữu trên đời này,
Hãy cho anh biết vì sao anh tồn tại
Để sống trong một thế giới mà không có em
không có hy vọng và cả hối tiếc
 
Và nếu em không hiện hữu trên đời này,
Anh sẽ sáng tạo ra tình yêu,
Như người họa sĩ nhìn thấy những ngón tay của mình
Tạo ra màu sắc của ngày tháng
làm cho người ngạc nhiên.
 
Nếu em không hiện hữu,
Hãy nói cho anh biết rằng anh tồn tại vì ai?
Bao nhiêu người đi qua đời anh ngủ trong vòng tay anh
Mà anh không hề yêu
 
Và nếu em không hiện hữu,
Anh sẽ không là gì nữa!
Trong thế giới này giữa bao người đến và đi,
Anh sẽ cảm thấy lạc lõng
Anh sẽ cần có em.
 
Nếu em không tồn tại,
Hãy nói cho anh biết làm thế nào để anh có thể sống?
Anh có thể giả vờ là anh,
Nhưng anh sẽ không có thật!
 
Và nếu em không hiện hữu,
Anh cho rằng anh đã tìm thấy,
Bí mật của cuộc đời, nguyên do,
Đơn giản để tạo ra em
Chỉ để nhìn em!
 
* NGUYỄN DIỆU TÂM phỏng dịch
Posted in Uncategorized | 1 Comment

Emily Jane Brontë và Đồi Gió Hú

Emily Jane Brontë (IPA: [ˈbɹɒntɪ]; 30 tháng 7 năm 1818 – 19 tháng 12 năm 1848) là tiểu thuyết gia và là nhà thơ người Anh. Bà nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết duy nhất Đồi gió hú. Tác phẩm này được xem là một kiệt tác trong văn học Anh. Trong ba chị em nhà Brontë sống sót cho đến khi trưởng thành, Emily là người thứ hai, cô cả là Charlotte và em út là Anne. Emily Brontë xuất bản dưới bút danh Ellis Bell, một cái tên nam giới.
Emily sinh tại Thornton, gần Bradford. Bà là người thứ tư trong số 6 người con của Patrick Brontë và Maria Branwell. Mẹ bà, Maria Branwell Brontë, qua đời vào ngày 15 tháng 9 năm 1821 vì bệnh ung thư. Năm 1824, gia đình chuyển đến Haworth, nơi ông bố làm Mục Sư cho một nhà thờ Anh giáo. Tháng 5 năm 1826, hai người chị cả, Maria (sinh 1814) và Elizabeth (sinh 1815), chết vì bệnh lao . Trong hoàn cảnh đó, năng khiếu văn học của mấy chị em nảy nở một cách lạ thường. Suốt thời thơ ấu sau khi mẹ mất, ba chị em và người em trai Patrick Branwell Brontë sáng tạo ra những vùng đất tưởng tượng, các địa điểm này được dùng trong tác phẩm của họ về sau. Rất ít tác phẩm của Emily trong thời này còn được lưu lại, ngoại trừ những bài thơ được đọc bởi các nhân vật trong Thời thơ ấu nhà Brontës ( Fannie Ratchford) 1941.
Năm 1842, Emily nhận làm gia sư tại trường nữ thục Patchett ở đồi Law, gần Halifax. Tuy nhiên, bà bỏ việc sau 6 tháng vì nhớ nhà. Sau đó, Charlotte và Emily theo học tại một trường học tư ở Brussels sáng lập bởi Constantin Heger và vợ của ông là bà Claire Zoé Parent Heger. Về sau, hai chị em định mở trường tại nhà riêng mình nhưng không có học sinh. Năng khiếu thơ của Emily được Charlotte phát hiện. Sau đó ba chị em cùng in chung một tập thơ năm 1846, Tuyển tập thơ của Currer, Ellis và Acton Bell. Để tránh những thành kiến đối với các nhà văn nữ vào thời đó, chị em Brontë đã chọn tên khác để không thể xác định được giới tính: Charlotte Brontë trở thành Currer Bell, Anne Brontë trở thành Acton Bell, và Emily Brontë trở thành Ellis Bell. Những chữ đầu của tên của ba chị em cũng là những chữ đầu trong bút danh của họ.
Năm 1847, Emily tự xuất bản cuốn tiểu thuyết duy nhất của mình, Đồi gió hú, thành 2 tập trong một bộ 3 tập (tập cuối cùng là Agnes Grey do em gái Anne viết). Cấu trúc sáng tạo của tác phẩm làm các nhà phê bình bối rối. Mặc dù có nhiều ý kiến phê bình trái ngược khi mới xuất bản, nhưng sau đó Đồi gió hú trở thành một tác phẩm văn học kinh điển trong văn học Anh. Năm 1850, Charlotte biên tập và xuất bản Đồi gió hú riêng rẽ, dưới tên thật của Emily. Một trong những người viết tiểu sử Emily, bà Juliet Barker, cho rằng Charlotte đã hủy bản thảo của cuốn tiểu thuyết thứ hai sau khi Emily chết.
Giống như các chị em của mình, sức khỏe của Emily suy yếu rõ rệt do thời tiết khắc nghiệt lúc ở nhà và ở trường. Bà bị nhiễm lạnh trong lễ tang chôn cất em trai từ đó dẫn đến bệnh lao. Bà kiên quyết không dùng thuốc men và chết lúc 2 giờ chiều ngày 19 tháng 12, 1848. Emily được an táng tại Nhà thờ St. Michael và các thánh thần bên cạnh những người thân trong gia đình tại Haworth, Tây Yorkshire, Anh.
( Wikipedia )

Wuthering Heights

Emily Brontee by her brother Branwell Brontee

The Portrait of Emily Brontë by Patrick Branwell Brontë

Painting of Bronte sisters

The Brontë Sisters, by Patrick Branwell Brontë (died 1848)

Posted in Uncategorized | 3 Comments

HERMANN HESS VÀ SIDDHARTHA ( Câu Chuyện Dòng Sông )

Hermann Hesse sinh ngày 2.7.1877 tại thành phố Calw (Đức). Ông là một nhà văn hiện đại của nước Đức và cũng là một nhà thơ, một họa sỹ tài hoa. Ông nổi tiếng với những tác phẩm tiêu biểu như “Siddhartha” (Câu chuyệndòng sông), “Der Steppenwolf” (Sói đồnghoang) và “Das Glasperlenspiel” (Trò chơi ngọc thủy tinh),…. Năm 1946, ông được trao giải Nobel Văn Chương vì các tác phẩm của ông đều mang đậm nét nhân bản được viết bằng một giọng văn trong sáng nhưng rất sâu sắc. Cũng trong năm đó, ông được trao thêm giải Goethe của thành phố Frankfurt am Main và năm 1955 ông nhận giải Hòa Bình của hội kinh doanh sách Đức. Hermann Hesse là một trong những nhà văn Đức có sách bán nhiều nhất thế giới ở thế kỷ 20, sách ông được in ra 150 triệu cuốn và dịch ra 60 thứ tiếng. Rất nhiều tác phẩm của ông đã dịch ra tiếng Việt, có cuốn dịch ra ba bản khác nhau như cuốn “Narziss und Goldmund”: “Nhà khổ hạnh và gã lang thang” do Phùng Khánh, “Đôi bạn chân tình” do Vũ đình Lưu và “Narcisse và Goldmund” do Viễn Nguyên dịch.

Hermann Hesse ra đời trong một gia đình c ó truyền thống theo Kitô giáo. Cha ông là mục sư và mẹ ông là con gái của một nhà truyền giáo. Cha mẹ của ông đã từng sống nhiều năm ở Ấn Độ và làm việc cho Hội truyền giáo Basel ở đó. Ngay từ nhỏ, ông hay bị rối loạn tâm thần và thường xuyên có xung đột với cha mẹ. Năm 1891 ông vào học trường thần học ở Maulbronn (Đức), sau đó ông bỏ học vì thấy mình không thể đi tu được. Năm 1895 đi làm cho một tiệm sách ở Tübingen, nơi đây được gần gũi với sách vở, ông có dịp đọc rất nhiều về thần học cũng như các tác phẩm của Goethe, Lessing, Schiller,… Thời gian này, Hermann Hesse đã bắt đầu làm thơ và viết sách, ông cho ra đời một tập thơ đầu tiên năm 1898, nhưng không gây được sự chú ý của mọi người. Năm 1904, ông phát hành một tác phẩm “Peter Camenzind” (Tuổi trẻ và cô đơn, Vũ đình Lưu dịch), đây là một tiểu thuyết lãng mạn nhưng có tính cách giáo dục, đã được đọc giả đón nhận một cách nồng nhiệt. Sự thành công này tạo nên khúc quanh lớn trong đời ông, từ đó ông để dành hết thời giờ vào sự nghiệp sáng tác. Cùng năm đó, ông kết hôn với cô Maria Bernoulli người ThụySĩ. Hai vợ chồng dọn về ở Bodensee (Đức) và có với nhau 3 đứa con trai.

Năm 1911, để đi tìm một sự yên ổn nội tâm, Hermann Hesse làm một cuộc hành trình dài qua Tích Lan và Indonesia, nhưng như ông nói, ông đã thất vọng. Tuy nhiên, chuyến đi này đã tạo nên nguồn cảm hứng sau này để ông viết cuốn tiểu thuyết nổi tiếng về Ấn Độ là “Siddharta” vào năm 1922.Tác giả viết về một câu chuyện ở thời điểm Đức Phật còn tại thế và lồng vào trong đó những giá trị của triết lý phương Đông. Năm 1916 cha ông mất, gia đình không hạnh phúc đã đưa ông đến sự khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Nhưng cũng chính là thời gian dẫn ông đến điểm cao sáng tạo mới, ông viết cuốn tiểuthuyết Demian (Tuổi trẻ băn khoăn, Hoài Khanh dịch) nói về nỗi băn khoăn của tuổi trẻ đi tìm cái “tôi” của mình. Năm 1919, ông một mình dọn đến Montagnola (Thụy Sĩ) và ở đây cho đến khi mất.

Năm 1924, ông kết hôn lần thứ hai với cô Ruth Wenger, nhưng cuộc hôn nhân này ngay từ đầu đã bị coi là thất bại. Năm 1927, ông xuất bản tiểu thuyết “Der Steppenwolf”(Sói đồng hoang, Chơn Hạnh và Phùng Thăng dịch), đây là cuốn tiểu thuyết có tính cách tự truyện và coi là thành công nhất của Hermann Hesse. “Der Steppenwolf” là một lời phê phán sự tha hóa đạo đức của nền văn minh phương Tây và cũng phản ảnh cuộc đấu tranh nội tâm của ông, sự xung đột giữa bản tính của người và bản tính của thú. Đặc điểm của Hermann Hesse không phải như phần đông các tiểu thuyết gia khác, tác giả đưa ra căn bệnh của xã hội, nhưng không hướng dẫn đến sự tự hủy hoại, mà trái lại dẫn đến sự chữa trị của căn bệnh ấy. Hermann Hesse cho rằng sự an bình của phương Đông sẽ là liều thuốc an thần cho sự khủng hoảng của xã hội phương Tây. Không một nhà văn nào lại có ảnh hưởng nhiều đến tuổi trẻ như Hermann Hesse, phong trào Hippie của thập niên 60 đã đi từ những tư tưởng trong các tác phẩm của Hermann Hesse là muốn chối bỏ thực tại để trở về lại nội tâm con người. Nhiều người Hippies của những năm 60, họ đã tự coi họ là sói đồng hoang với sự thôi thúc từ bỏ mọi ràng buộc của xã hội và sự khát khao một cuộc sống tự do phóng khoáng. Bản nhạc “Born to Be Wild” và cuốn phim “Easy Rider” vang bóng một thời cũng mang ít nhiều tính chất con người hoang dã trong “Der Steppenwolf”.

Năm 1930, Hermann Hesse cho ra cuốn tiểu thuyết “Narziss und Goldmund”. Đây là một cuốn sách dễ đọc nhất trong những tác phẩm của ông và viết về một câu chuyện cổ tích thời trung cổ, nói lên sự tương quan giữa tư duy và hành động. Năm 1931, ông kết hôn lần thứ ba với cô Ninon Dolbin. Trong khi đó, tình hình chính trị ở Âu châu đang căng thẳng, đảng Đức Quốc Xã ở Đức nắm được chính quyền, thế chiến thứ hai đang được châm ngòi để bùng nổ. Ông viết những bài bình luận để bênh vực các đồng nghiệp đang bị chính quyền Đức khủng bố, bắt bớ và đả kích chế độ độc tài Đức Quốc Xã. Vì vậy, không một tờ báo nào ở Đức vào thời đó dám đăng bài của ông và sách của ông thì bị cấm bán. Sau chiến tranh, các thế hệ trẻ ở Đức mới tìm đọc lại sách của Hermann Hesse.Có thể nói rằng tác phẩm của Hermann Hesse được nhập cảng lại từ Mỹ vào Đức, sau khi ở Mỹ vào những năm 60 có sự bùng nổ của “Hiện tượng Hesse” qua phong trào Hippie với “Der Steppenwolf”.

Thế chiến thứ hai, cũng là thời gian để ông ấp ủ đưa ra quyển tiểu thuyết “Das Glasperlenspiel”, tạm dịch ra tiếng Việt là “Trò chơi ngọc thủy tinh” (Tuồng ảo hóa, Nguyễn Ngọc Minh dịch), xuất bản năm 1943 ở Thụy Sĩ. Câu chuyện có tính cách giả tưởng, nói lên sự cần thiết phải dấn thân hành động vì tương lai tốt đẹp của nhân loại. Đây là tác phẩm lớn cuối cùng của ông đã góp phần đưa ông lên đài danh vọng với Giải Nobel Văn Chương cao quý năm 1946.

Ông mất ngày 9 tháng 8 năm 1962 ở Montagnola (Thụy Sĩ).

siddharthaCÂU CHUYỆN DÒNG SÔNG

“Siddhartha” là cuốn tiểu thuyết có tính tự truyện như hầu hết các tác phẩm của Hermann Hesse, nói lên thân phận con người, mà nhân vật trong truyện cũng là chính ông và không ít độc giả cũng cảm nhận được bóng dáng của mình thấp thoáng trong đó. Bởi vì mỗi người trong chúng ta ai ai cũng có thể là nhân vật Siddharta trong cuộc sống.

Với lời văn đầy cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng như một bài ru ca ngọt ngào và thổi vào trong đó những nét huyền bí của nền văn minh Ấn Độ, những giá trị tinh thần phương Đông, Hermann Hesse đã thành công khi viết cuốn tiểu thuyết “Siddhartha”. Cũng chính vì tính chất rất gần gũi Á đông đó, “Siddhartha” được độc giả Việt Nam đón nhận một cách nồng nàn. Tác phẩm này đã được dịch ra 2 bản tiếng Việt: “Câu chuyện dòng sông” do Phùng Khánh và Phùng Thăng dịch từ tiếng Anh và “Siddhartha” do Lê Chu Cầu dịch từ tiếng Đức. “Câu chuyện dòng sông” là một bản dịch nổi tiếng được xuất bản từ năm 1965 và được tái bản lại nhiều lần, ngay cả những năm gần đây. Nữ sĩ Phùng Khánh, tức là Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải, và người em gái của bà là nữ sĩ Phùng Thăng đã làm cho người đọc có cảm giác hình như Hermann Hesse đã đặc biệt viết cuốn sách này cho người Việt.

Câu chuyện lấy thời điểm Đức Phật còn tại thế, kể về hành trình tâm linh của một anh chàng trẻ tuổi theo đạo Bàlamôn tên là Siddhartha. Anh và người bạn thân Govinda rời bỏ gia đình và quê hương để gia nhập đoàn Sa Môn tu khổ hạnh, đây là lần ra đi thứ nhất của anh để tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời. Anh hy vọng sự khổ hạnh sẽ làm anh giác ngộ và đạt tới được vô ngã. Nhưng dần dần, anh thất vọng vì cảm thấy khổ hạnh không đem đến cho anh bình an thực sự.

Sau đó anh đến tìm gặp được Đức Phật, mặc dù không một chút nào nghi ngờ về giáo lý của Ngài, nhưng anh không xin ở lại để tu theo Ngài như Govinda, bạn anh đã làm. Anh ra đi vì không phải để tìm một giáo lý hay một người thầy hay hơn, giỏi hơn mà để chứng nghiệm sự giác ngộ của mình chỉ bằng trải nghiệm, chứ không bằng sự truyền đạt qua sách vở hay ngôn từ. Lần ra đi này là thứ hai để đi tìm lấy chính mình.

Siddhartha đi lang thang và gặp được Kamala, một kỹ nữ nổi tiếng xinh đẹp và giàu có. Anh chàng Sa Môn trẻ tuổi vô sản này chỉcó 3 cái khả năng là biết suy nghĩ, biết chờ đợi và biết nhịn đói do nhờ sự luyện tập mà có. Khả năng biết suy nghĩ có nghĩa là sáng suốt, tỉnh táo, biết chờ đợi có nghĩa là kiên nhẫn, thinh lặng, lắng nghe và cuối cùng biết nhịn đói có nghĩa là biết buông xả, từ bỏ.Với 3 khả năng đó, anh đã chinh phục được người đẹp Kamala. Anh đã được nàng dạy cho nghệ thuật yêu đương, học cách kiếm tiền, tiêu tiền sau khi trở thành một cộng sự viên đắc lực cho nhà buôn giàu có Kamaswami. Anh từ từ rơi vào sa đọa, càng xuống tận cùng của dục lạc, anh càng thấy trống rỗng và chán ngấy. Đây cũng là lúc anh cảm thấy đánh mất ba cái khả năng biết suy nghĩ, biết chờ đợi và biết nhịn đói của anh. Bối rối tuyệt vọng anh lại bỏ ra đi, lần ra đi thứ ba này là để đi tìm sự giác ngộ. Anh tới một dòng sông và định trầm mình tự vẫn, bỗng nhiên anh nghe vẳng lại từ dòng sông có tiếng “Om” linh thiêng mầu nhiệm vang lên trong tâm thức đã làm anh tỉnh thức. Cuối cùng, anh đã gặp người lái đò Vasudeva và quyết định ở lại với ông. Anh và Vasudeva sống êm đềm bên cạnh dòng sông và làm nghề chèo thuyền đưa khách qua sông. Hai người thường lắng nghe dòng sông như một người thầy của mình. Dòng sông đã dạy cho anh sự lắng nghe với tâm tĩnh lặng, lòng rộng mở, không đam mê, không cầu mong, không phán xét và không thành kiến. Dòng sông nói với anh hãy sống cho hôm nay và không sống cho cái bóng của hôm qua hay cái bóng của ngày mai.

Cũng trong thời gian này, nàng Kamala đã sinh cho anh được một cậu con trai, nhưng Siddhartha không hề hay biết gì về chuyện đó. Hai mẹ con trong chuyến hành hương viếng Đức Phật sắp nhập Niết bàn, Kamala bị rắn cắn. Trước khi chết, nàng đã gặp được Siddhartha và cho anh hay đứa trẻ này là con trai của anh. Anh sung sướng nhận đứa con mình và anh muốn nó sẽcó cuộc sống bình an giản dị như anh. Nhưng nó là một đứa trẻ sống quen trong giàu sang nhung lụa đã chống lại anh và bỏ ra đi, quay trở về thành phố của nó. Anh đau khổ định đi tìm con, nhưng Vasudeva khuyên anh nên để đứa con ra đi, nó phải tự trải nghiệm cuộ csống riêng của nó, như ngày xưa anh đã bỏ cha anh ra đi. Trong tận cùng của khổ đau, anh nghiệm rằng, trước đây cha anh đã phải chịu đựng đớn đau, khi anh bỏ ông ở lại một mình và bây giờ anh cũng lại phải gánh chịu sự đớn đau đó, khi đứa con bỏ ra đi. Qua đó anh chợt nhận ra con anh là một phần của anh, cũng như anh là một phần của cha anh và tất cả đều quy về một mối. Khi anh hiểu được tính nhất thể củacuộc sống, anh cảm nhận được sự khai sáng trong anh.

Vasudeva, người lái đò và người thầy của anh, biết anh đã được giác ngộ, tự coi nhiệm vụ mình đã xong, bỏ đi vào rừng bình an. Govinda, người bạn anh năm xưa thời thơ ấu,vẫn còn là một Sa Môn đi khất thực và vẫn đi tìm kiếm sự giác ngộ. Một hôm Govinda theo đoàn Sa Môn qua sông và gặp được Siddhartha đang chèo đò. Govinda hỏi anh làm sao để được giác ngộ? Siddhartha trả lời: người đi tìm kiếm vì đã có mục đích nên khó có thể tìm ra chân lý ,chân lý thì không thể truyền dạy được mà phải tự mình chứng nghiệm, tất cả đều quy về một (Nhất thể) và tình thương là quan trọng nhất trên thế gian.

Sau cùng, Siddhartha yêu cầu Govinda, người bạn đang đau khổ vì còn mãi đi tìm kiếm, hôn lên trán anh. Mặc dù ngạc nhiên, nhưng Govinda vẫn làm và khi Govinda vừa đặt môi lên trán của Siddhartha, Govinda bị chấn động và cảm thấy mình đang được khai sáng, mọi khổ đau khắc khoải đều tiêu tan, sự an lạc dần dần hiện hữu. Trong Thiền, người ta gọi đó là sự giác ngộ tức khắc(đốn ngộ) mà các bậc thầy thường dùng để thức tỉnh môn sinh, khi ngôn từ không còn hiệu quả. Govinda cảm thấy trong lòng tràn ngập vui sướng và cúi đầu xuống lạy Siddhartha.

Kết thúc:
Trong tất cả tác phẩm của Hermann Hesse đều nói lên nỗi đau thương, bi phẫn của kiếp con người, trong đó có ông, nhưng ông cũng cho thấy có sự yêu thương thiết tha cuộc đời và những nỗ lực vô hạn để vươn lên khỏi thân phận yếu hèn của mình. Như một câu của Hermann Hesse viết trong bài thơ “Gestutzte Eiche” (Cây sồi trần trụi):

“Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại này”
(Und allem Weh zu Trotze bleib ich. Verliebt in die verrückte Welt) [1]

Lương Nguyên Hiền
Mùa thu 2012

Tài liệu tham khảo:
-[1] “Phân tích tác phẩm Câu chuyện dòng sông” trong “Nguồn mạch tâm linh” của Thích Nữ Trí Hải
-[2] “Siddhartha”, Hermann Hesse
-[3] “Câu chuyện DòngSông”, Phùng Khánh & Phùng Thăng dịch từ nguyên tác tiếng Anh “Siddhartha” của Hermann Hesse
-[4] Tuần báo Stern9/8/2012 : “Der Poet der wilden Jugend”, Anika von Greve-Dierfeld
-[5] Tuần báo Spiegel32/2012: “Ich mag mein Ding”, Matthias Matussek

Posted in Uncategorized | 5 Comments

LA SEINE A DE LA CHANCE

Carl Fredrik Hill 1849-1911 Seine-Landschaft bei Bois-Le-Roi

Carl Fredrik Hill 1849-1911 Seine-Landscape in Bois-Le-Roi

La Seine a de la chance
Elle n’a pas de souci
Elle se la coule douce
Le jour comme la nuit
Et elle sort de sa source
Tout doucement, sans bruit…
Sans sortir de son lit
Et sans se faire de mousse,
Elle s’en va vers la mer
En passant par Paris.
 
La Seine a de la chance
Elle n’a pas de souci
Et quand elle se promène
Tout au long de ses quais
Avec sa belle robe verte
Et ses lumières dorées
Notre-Dame jalouse,
Immobile et sévère
Du haut de toutes ses pierres
La regarde de travers
 
Mais la Seine s’en balance
Elle n’a pas de souci
Elle se la coule douce
Le jour comme la nuit
Et s’en va vers le Havre
Et s’en va vers la mer
En passant comme un rêve
Au milieu des mystères
Des misères de Paris.
 
* JACQUES PRÉVERT
 

DÒNG SÔNG SEINE MAY MẮN

Dòng sông Seine may mắn,
Không một chút đắn đo
Nàng lững lờ trôi mãi
Ngày cũng như đêm dài
Xa thật xa đầu nguồn
Thật êm, không tiếng động…
Chẳng cần tràn ra bờ
Chẳng cần vỗ thành sóng,
Nàng trôi về phía biển
Băng ngang qua Paris.
 
Dòng sông Seine may mắn
Không một chút đắn đo
Khi mải mê đi dạo
Dọc theo những nhịp cầu
Mặc chiếc áo xanh rêu
Rực sáng lấp lánh nắng
Notre-Dame ghen tị,
Đứng im và nghiêm nghị
Trên cao tòa tháp đá
Soi mói nhìn theo nàng
 
Mặc ai, nàng chẳng màng
Không một chút đắn đo
Vẫn lững lờ trôi mãi
Ngày cũng như đêm dài
Trôi về phía Le Havre
Nàng lướt về phía biển
Đi như một giấc mơ
Giữa muôn vàn bí ẩn
Khổ đau của Paris!
 

* JACQUES PRÉVERT

Nguyễn Diệu Tâm phỏng dịch

Posted in Uncategorized | Leave a comment

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG – O. HENRY

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG – O’HENRY

Lê Huy Bắc dịch

Trong một khu nhỏ ở phía Tây quảng trường Washington, đường phố chạy ngoằn ngoèo và tự cắt thành những mảnh nhỏ gọi là “biệt khu”. Nhũng “biệt khu” này tạo thành những góc và đường lượn kỳ lạ. Mỗi con phố tự cắt một hoặc hai lần. Một dạo, có nghệ sĩ đã khám phá ra khả năng hữu ích của con phố này. Thử hình dung, một người khi thu hoá đơn tiền sơn, tiền giấy và tiền vải vẽ đi qua phố ấy, bỗng nhiên nhận thấy mình quay lại mà chưa thu được lấy một xu nào.
Vậy nên chẳng mấy chốc cánh nghệ sĩ đổ xô đến ngôi làng Greenwich cổ kính kì quặc đó, săn tìm những cửa sổ phía Bắc, những đầu hồi thế kỉ thứ mười tám và những căn phòng áp mái kiểu Hà Lan với giá thuê rẻ. Rồi họ nhập khẩu vài cái xô chậu đúc bằng hợp kim chì và thiếc, một hoặc hai cái bếp lẩu từ đại lộ Thứ Sáu rồi hình thành nên”khu hoạ sĩ”.
Áp mái tòa nhà gạch ba tầng thấp tịt, Sue và Johnsy có một xưởng vẽ. Johnsy là tên gọi thân mật của Joanna. Một người từ Maine đến, còn người kia đến từ California.
Họ gặp nhau tại Table d’hôte trong tiệm Delmonico trên phố Thứ Tám và nhận thấy có cùng sở thích về nghệ thuật, về món salad rau diếp, về kiểu ống tay áo ngoài rộng và hợp nhau đến nỗi kết quả là một xưởng vẽ chung ra đời.
Dạo ấy là vào tháng Năm. Tháng Mười Một, gã khách lạ chưa hề được thấy mặt, lạnh lẽo, mà bác sĩ gọi là gã Viêm Phổi, rình rập đến khu họa sĩ, thỉnh thoảng vươn những ngón tay lạnh buốt của mình chạm vào ai đó. Khắp mạn Ðông, kẻ hủy diệt ấy hùng dũng bước đi, quật ngã hàng chục nạn nhân; nhưng khi qua những “biệt khu” đầy rêu và những con phố hẹp loằng ngoằng, bàn chân gã bước đi dè dặt.
Ngài Viêm Phổi không thuộc hàng chính nhân quân tử. Một phụ nữ mảnh mai, máu kiệt dần bởi những cơn gió Tây miền California khó có thể là đối thủ chính đáng của gã đần có nắm đấm đỏ, thở dốc, già nua kia. Nhưng gã vẫn quật ngã Johnsy; cô nằm, hầu như không động đậy trên chiếc giường sắt sơn của mình, nhìn qua những ô kính cửa sổ nhỏ kiểu Hà Lan lên bức tường trống trơn của ngôi nhà gạch đối diện.
Sáng nọ, ông bác sỹ có đôi mày rậm, đốm bạc gọi Sue ra hành lang.
– Ta có thể nói cơ hội sống của cô ấy chỉ còn lại một phần mười, – ông nói khi lắc nhiệt kế để thuỷ ngân hạ xuống. – Nhưng cái phần đó còn phụ thuộc vào việc cô ấy có muốn sống nữa hay không. Cái kiểu con người cứ sắp hàng bên cạnh ông chủ nhà hòm như thế thì thuốc men cũng chẳng có nghĩa lí gì. Cô bạn bé nhỏ của cô đã nghĩ rằng mình sẽ không bình phục nữa. Cô ấy có điều gì vướng mắc trong đầu không?
– Bạn ấy – bạn ấy mong ước có ngày vẽ được vịnh Naples, – Sue đáp.
– Vẽ ư? Hừ! Cô ấy không có điều gì đáng để bận tâm gấp bội lần hơn ư? – một chàng trai, chẳng hạn?
– Một chàng trai à? – Sue nói, cao giọng như thể tiếng đàn chợt buông dây. – Một người đàn ông thì tốt ư? Nhưng, không, thưa bác sỹ, không có chuyện đó đâu.
– À, vậy ra chỉ tại yếu thôi, – bác sỹ nói. – Tôi sẽ cố hết sức chữa chạy bằng tất cả vốn liếng y học của mình. Nhưng một khi bệnh nhận bắt đầu tính có bao nhiêu xe dự tang lễ của mình thì tôi phải trừ đi năm mươi phần trăm công hiệu cứu chữa của thuốc men. Nếu cô có thể làm cho cô ấy hỏi về những mốt mới mùa đông, tay áo chẳng hạn, thì tôi chắc trong mười phần cô ấy đã khá lên hai thay vì một như bây giờ.
Sau khi bác sĩ ra về, Sue vào phòng làm việc, khóc ướt đẫm cả chiếc khăn Nhật.Rồi cô bình tĩnh mang bảng vẽ vào phòng Johnsy, miệng huýt sáo một điệu nhạc Jazz.
Johnsy nằm, quay mặt về phía cửa sổ, tấm chăn trên người hầu như không gợn vết nhăn nào. Sue ngừng huýt sáo bởi tưởng bạn đã ngủ.
Cô dựng bảng vẽ và bắt đầu vẽ bức minh họa cho câu chuyện tạp chí bằng bút sắt. Những họa sĩ trẻ phải lát con đường đến nghệ thuật bằng các bức tranh minh họa cho những truyện trên tạp chí do các cây bút trẻ đã lát xuống để đến với văn học.
Khi Sue đang vẽ phác chiếc quần dài cưỡi ngựa trang nhã và chiếc kính một mắt cho nhân vật chính của truyện, anh chàng cao bồi Idaho, thì cô nghe có tiếng thì thầm lặp đi lặp lại nhiều lần. Cô bước vội đến bên giường.
Mắt Johnsy mở to. Cô đang nhìn ra cửa sổ và đếm – đếm lùi lại.
– Mười hai, – cô đếm, ngừng một lát, – “mười một”, rồi “mười”, “chín”; rồi gần như cùng một lúc “tám” và “bảy”.
Sue lo lắng nhìn ra ngoài của sổ. Ðếm cái gì ở ngoài đó? Trong tầm mắt chỉ có một cái sân trơ trụi, ảm đạm và bức tường trống trơn của ngôi nhà gạch cách chừng sáu mét. Một dây trường xuân già, rất già, gốc cong queo và mục nát, leo đến giữa bức tường gạch. Hơi thở lạnh lẽo của mùa thu đã bứt lá của nó ra khỏi thân cho đến lúc chỉ còn trơ đám cành cây gần trụi hết lá bám vào những viên gạch nẻ sứt.
– Cái gì vậy hả bạn? – Sue hỏi.
– Sáu, – Johnsy nói như thể là tiếng thì thào. – Giờ thì chúng rụng nhanh hơn. Ba hôm trước phải gần cả trăm. Nó làm đầu mình phát đau lên khi đếm. Nhưng bây giờ thì dễ rồi. Một chiếc nữa đã đi. Giờ chỉ còn năm.
– Năm cái gì hả bạn? Nói cho Sudie của bạn biết đi.
– Những chiếc lá. Trên cây trường xuân. Khi chiếc cuối cùng rơi, chắc mình cũng ra đi. Mình biết điều đó đã ba ngày nay. Bác sĩ không nói gì với bạn sao?
– Ồ, mình không nghe những chuyện nhảm nhí như vậy đâu, – Sue trách với vẻ ân cần quả quyết. – Mấy chiếc lá trường xuân già đó thì có liên quan gì đến việc bạn bình phục kia chứ? Tại bạn quá yêu các dây leo ấy, thế đấy, bạn hư quá. Ðừng có nói dại nữa! À, sáng nay bác sỹ bảo mình rằng cơ hội bình phục nhanh của bạn là – để mình nhớ chính xác lời ông ấy – ông nói cơ hội chiếm đến chín phần mười! À, đấy là cơ hội gần chắc chắn như khi chúng ta đi ô tô hay đi bộ vượt qua một tòa nhà mới ở New York. Bây giờ hãy cố ăn tí cháo và để Sudie quay lại với bức vẽ, có thế thì bạn ấy mới có thể bán cho người biên tập rồi mua rượu vang port cho cô bé ốm yếu của bạn và lườn lợn cho cái bụng háu ăn của bạn ấy.
– Bạn không cần phải mua rượu vang nữa đâu, – Johnsy nói, mắt vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ. – Một chiếc nữa rơi rồi. Không, mình không muốn ăn cháo tí nào. Chỉ còn bốn chiếc lá. Mình muốn xem chiếc cuối cùng rụng trước khi trời tối. Rồi mình cũng sẽ đi theo.
– Bạn Johnsy yêu quý ơi, – Sue cúi người xuống nói, – bạn có hứa với mình là sẽ nhắm mắt và không nhìn ra ngoài cửa sổ cho đến khi mình làm xong việc không? Mình phải nộp mấy bức này vào ngày mai. Mình cần ánh sáng, nếu không thì mình đã buông rèm xuống.
– Bạn không thể vẽ ở phòng khác sao? – Johnsy hờ hững hỏi.
– Mình thích ở đây, bên bạn, – Sue đáp. – Hơn nữa mình không muốn bạn cứ dán mắt vào những chiếc lá trường xuân ngớ ngẩn ấy.
– Khi nào bạn xong thì báo ngay cho mình nhé, – Johnsy nói, nhắm mắt lại và nằm im, tái nhợt như một pho tượng đổ, – bởi vì mình muốn xem chiếc lá cuối cùng rụng. Mình mệt mỏi vì chờ đợi. Mình rã rời vì suy nghĩ. Mình muốn tháo tung mọi thứ ràng buộc và dong buồm lướt đi, lướt đi tựa như một trong những chiếc lá mòn mỏi đáng thương kia.
– Hãy cố ngủ đi, – Sue nói. – Mình phải mời ông lão Behrman lên làm mẫu bức người thợ mỏ già khắc khổ. Mình sẽ đi một chốc thôi. Ðừng cố di chuyển cho đến khi mình quay lại.
Ông lão Behrman là họa sĩ sống ở tầng trệt bên dưới nhà họ. Lão đã ngoài sáu mươi, có bộ râu xoăn như bức tượng Moses của Michael Angelo, lượn như tóc từ đầu của thần Satyr xuống thân hình một con quỷ nhỏ. Behrman không thành công trong nghệ thuật. Ðã bốn mươi năm múa bút mà lão chưa hề chạm tới được gấu áo Nữ thần của mình. Lão luôn ấp ủ ý định vẽ một kiệt tác, nhưng vẫn chưa bắt đầu. Suốt nhiều năm nay, lão chẳng vẽ được gì ngoại trừ thỉnH thoảng làm mấy đường quảng cáo hay chào hàng. Lão kiếm được ít tiền bằng cách ngồi mẫu cho mấy nghệ sĩ trẻ trong khu “hoạ sĩ” ấy, những người không đủ tiền thuê người mẫu chuyên nghiệp. Lão uống gin quá độ, nhưng vẫn nói về kiệt tác sắp vẽ của mình. Còn những lúc khác, lão là một lão già nhỏ thó hung tợn, luôn chế nhạo tính nhu mì của bất kì ai và luôn tự xem mình như loại khuyển đặc biệt, canh phòng bảo vệ hai nghệ sĩ trẻ ở xưởng vẽ bên trên.
Sue tìm thấy lão Behrman nồng nặc mùi rượu dâu nặng trong cái hang mờ tối của lão bên dưới. Trong góc phòng, một tấm vải trống, căng sẵn trên giá, vẫn đợi suốt hai mươi lăm năm nay chờ nét vẽ đầu tiên của bức kiệt tác. Cô kể cho lão nghe ý nghĩ lạ lùng của Johnsy và cái cách bạn ấy thực sự đuối đi, sắp lìa tung như một chiếc lá bay xa khi sự níu giữ mỏng manh của bạn ấy với thế giới này ngày một yếu hơn.
Lão Behrman, đôi mắt đỏ ngấn lệ, oang oang biểu lộ sự khinh thường và công kích của mình trước chuyện tưởng tượng ngu ngốc như thế.
– Chà! Trên thế gian này còn có người ngốc đến độ muốn chết vì những chiếc lá lìa xa cái dây leo dớ dẩn kia ư? Ta chưa bao giờ nghe chuyện nào như thế cả. Không, ta sẽ không ngồi làm mẫu lão già đần độn khắc khổ ù lì của cô đâu. Sao cô lại để cái chuyện ngu ngốc ấy chui vào óc của cô ta? Ôi, tội nghiệp thay cho Johnsy bé bỏng.
– Bạn ấy ốm yếu lắm, – Sue nói, – và sốt đã làm đầu óc bạn ấy đâm bệnh hoạn, đầy rẫy những ý tưởng hoang đường. Thôi được, bác Behrman à, nếu bác không ngồi mẫu cho cháu thì cũng chẳng sao. Nhưng cháu nghĩ bác là một lão già cục cằn, ba hoa, lọm khọm.
– Cô đúng là đồ đàn bà! – lão Behrman hét lên. – Ai bảo ta không ngồi mẫu? Ði nào. Ta đi cùng cô. Ta đã nói suốt nửa tiếng đồng hồ rằng ta sẽ làm mẫu rồi cơm à. Lạy Chúa! Ðây không phải là nơi để một người tử tế như cô Johnsy nằm dưỡng bệnh. Hôm nào đó ta sẽ vẽ kiệt tác đó và tất cả chúng ta sẽ giã từ chốn này. Lạy Chúa! Ðúng đấy.
Johnsy đang ngủ khi hai người lên gác. Sue kéo rèm xuống che kín cửa sổ rồi ra hiệu cho lão Behrman sang phòng bên. Ở đấy, họ lo lắng nhìn ra cửa sổ, về phía cây trường xuân. Rồi hai người im lặng nhìn nhau một lát. Một cơn mưa lạnh, dai dẳng lẫn với tuyết đang rơi. Vận chiếc sơ mi xanh cũ, Behrman ngồi trên cái ấm lật úp, giả làm hòn đá trong tư thế người thợ mỏ khắc khổ.
Sáng hôm sau, Sue thức giấc sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ, cô bắt gặp đôi mắt mở to, vô cảm của Johnsy nhìn trân trân vào tấm rèm xanh nơi cửa sổ.
– Kéo hộ nó lên đi; mình muốn nhìn, – cô thì thào giục.
Sue miễn cưỡng nghe lời.
Nhưng, kìa! Sau một đêm mưa quật, gió mạnh lồng lộng không ngớt, trên bức tường gạch kia chiếc lá trường xuân vẫn đứng nương vào vách. Ðấy là chiếc lá cuối cùng. Vẫn xanh thẫm nơi gần cuống lá, nhung quanh rìa đã ngả màu vàng sẫm và hư hoại; chiếc lá vững chãi bám chắc vào cành cây cách mặt đất chừng sáu mét.
– Ðấy là chiếc lá cuối cùng, – Johnsy nói. – Mình tưởng chắc nó đã rơi đêm qua rồi. Mình nghe tiếng gió. Hôm nay chắc nó sẽ rơi và lúc ấy mình cũng sẽ chết.
– Bạn yêu quý, – Sue nói, mặt hốc hác cúi xuống gối, – nếu bạn không nghĩ về bản thân thì hãy nghĩ đến mình. Mình biết làm gì bây giờ?
Nhưng Johnsy không trả lời. Trên cõi đời này, cái cô độc nhất là một linh hồn đang chuẩn bị sẵn sàng để đi xa trên hành trình bí ẩn của nó. Ý nghĩ đó dường như chế ngự cô mạnh hơn khi từng tí, sợi dây ràng buộc cô với tình bạn, với thế gian này đang chùng ra.
Ngày trôi qua và ngay đến khi trong ánh hoàng hôn họ vẫn còn thấy chiếc lá trường xuân cô đơn bám chặt lấy thân cây tựa trên bờ vách. Và rồi khi bóng đêm tràn đến, gió bắc lại lồng lên trong lúc mưa vẫn nặng hạt quật vào cửa sổ, rơi xuống từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan.
Lúc trời vừa hửng sáng, Johnsy tàn nhẫn yêu cầu kéo rèm lên.
Chiếc lá trường xuân vẫn còn đó.
Johnsy nằm nhìn nó hồi lâu. Lát sau cô gọi nhẹ Sue, đang nấu cháo gà cho cô trên cái bếp ga.
– Mình đúng là đồ tệ thật, Sudie à, – Johnsy nói. – Cái điều đã khiến chiếc lá cuối cùng kia nằm đấy đã cho mình thấy mình là kẻ nhẫn tâm như thế nào. Muốn chết là tội lỗi. Bây giờ bạn cho mình xin một tí cháo, ít sữa có pha tí rượU vang, và… khoan đã, đưa cho mình chiếc gương tay trước rồi sắp mấy cái gối quanh mình, mình sẽ ngồi dậy xem bạn nấu.
Một giờ sau cô nói:
– Sudie à, hôm nào đó mình hi vọng sẽ vẽ vịnh Naples.
Buổi chiều bác sỹ đến, khi ông về, Sue kiếm cớ để theo ra hành lang.
– Thoát rồi, – bác sỹ nắm bàn tay gầy guộc run run của Sue và nói. – Bằng tài chăm sóc khéo léo, cô đã chiến thắng. Bây giờ tôi phải đi thăm một ca khác ở dưới lầu. Behrman, tên ông ấy… tôi chắc đó là một nghệ sĩ. Cũng bị viêm phổi. Ông ấy đã già yếu mà bệnh tình thì lại nguy kịch. Không còn hi vọng, nhưng hôm nayông ấy sẽ nhập viện để được chăm sóc kỹ càng hơn.
Hôm sau bác sỹ bảo Sue:
– Cô ấy đã qua cơn hiểm nghèo. Cô đã thắng. Bây giờ chỉ cần bồi dưỡng và chăm sóc chu đáo, thế thôi.
Chiều hôm ấy Sue đến bên giường, nơi Johsy đang nằm bình thản đan nhì nhằng chiếc khăn choàng len xanh thẫm và choàng tay ôm lấy người Johnsy với cả đống gối.
– Mình có chuyện kể đây, chuột bạch này, – cô nói. – Hôm nay, bác Behrman mất vì viêm phổi ở bệnh viện. Bác chỉ ốm có hai ngày. Sáng hôm đầu tiên, người gác cổng đã thấy bác quằn quại đau trong phòng của bác nơi tầng trệt. Giày và quần áo bác ướt sũng, lạnh băng. Họ không thể hình dung bác đã ở đâu vào cái đêm khủng khiếp như thế. Rồi khi họ tìm thấy chiếc đèn lồng, hãy còn sáng và cái thang đã bị kéo khỏi chỗ của nó, mấy chiếc bút lông vương vãi và một bảng pha mầu với xanh vàng hòa lẫn, và… nhìn ra cửa sổ kia, bạn, chỗ chiếc lá trường xuân cuối cùng ấy. Bạn không ngạc nhiên là tại sao nó chẳng hề rung rinh hay di chuyển khi gió thổi? Ồ, bạn thân thương ơi, đấy là kiệt tác của bác Behrman…bác vẽ nó ở đó vào cái đêm chiếc lá cuối cùng rơi.

http://www.online-literature.com/o_henry/1303/
THE LAST LEAF – O. HENRY

The streets have run crazy andbroken themselves into small strips called “places.” These”places” make strange angles and curves. One Street crosses itself atime or two. An artist once discovered a valuable possibility in this street. Suppose a collector with a bill for paints, paper and canvas should, intraversing this route, suddenly meet himself coming back, without a cent havingbeen paid on account!
So, to quaint old Greenwich Village the art people soon came prowling, hunting for north windows and eighteenth-century gables and Dutch attics andlow rents. Then they imported some pewter mugs and a chafing dish or two from Sixth Avenue, and became a “colony.”
At the top of a squatty, three-story brick Sue and Johnsy had their studio. “Johnsy” was familiar for Joanna. One was from Maine; theother from California. They had met at the table d’hôte of an Eighth Street “Delmonico’s,” and found their tastes in art, chicory salad and bishop sleeves so congenial that he joint studio resulted.
That was in May. In November a cold, unseen stranger, whom the doctors called Pneumonia, stalked about thecolony, touching one here and there with his icy fingers. Over on the east side this ravager strode boldly, smiting his victims by scores, but his feet trod slowly through the maze of the narrow and moss-grown “places.”
Mr. Pneumonia was not what you would call a chivalric old gentleman. A mite of a little woman with blood thinned by California zephyrs was hardly fair game for the red-fisted, short-breathed old duffer. ButJohnsy he smote; and she lay, scarcely moving, on her painted iron bedstead, looking through the small Dutch window-panes at the blank side of the next brick house.
One morning the busy doctor invited Sue into the hallway with a shaggy, gray eyebrow.
“She has one chance in -let us say, ten,” he said, as he shook down the mercury in his clinical thermometer. ” And that chance is for her to want to live. This way peoplehave of lining-u on the side of the undertaker makes the entire pharmacopoeia look silly. Your little lady has made up her mind that she’s not going to getwell. Has she anything on her mind?”
“She – she wanted topaint the Bay of Naples some day.” said Sue.
“Paint? – bosh! Has sheany thing on her mind worth thinking twice – a man for instance?”
“A man?” said Sue, with a jew’s-harp twang in her voice. “Is a man worth – but, no, doctor;there is nothing of the kind.”
“Well, it is theweakness, then,” said the doctor. “I will do all that science, so far as it may filter through my efforts, can accomplish. But whenever my patient begins to count the carriages in her funeral procession I subtract 50 per centfrom the curative power of medicines. If you will get her to ask one question about the new winter styles in cloak sleeves I will promise you a one-in-fivechance for her, instead of one in ten.”
After the doctor had gone Suewent into the workroom and cried a Japanese napkin to a pulp. Then sheswaggered into Johnsy’s room with her drawing board, whistling rag time.
Johnsy lay, scarcely making a ripple under the bed clothes, with her face toward the window. Sue stopped whistling, thinking she was asleep.
She arranged her board and began a pen-and-ink drawing to illustrate a magazine story. Young artists must pave their way to Art by drawing pictures for magazine stories that young authors write to pave their way to Literature.
As Sue was sketching a pair of elegant horses how riding trousers and a monocle of the figure of the hero, an Idaho cowboy, she heard a low sound, several times repeated. She went quickly to the bedside.
Johnsy’s eyes were open wide. She was looking out the window and counting – counting backward.
“Twelve,” she said, and little later “eleven”; and then “ten,” and “nine”; and then “eight” and “seven”, almost together.
Sue look solicitously out of the window. What was there to count? There was only a bare, dreary yard to beseen, and the blank side of the brick house twenty feet away. An old, old ivyvine, gnarled and decayed at the roots, climbed half way up the brick wall. The cold breath of autumn had stricken its leaves from the vine until its skeleton branches clung, almost bare, to the crumbling bricks.
“What is it, dear?” asked Sue.
“Six,” said Johnsy, in almost a whisper. “They’re falling faster now. Three days ago there were almost a hundred. It made my head ache to count them. But now it’s easy.There goes another one. There are only five left now.”
“Five what, dear? Tell your Sudie.”
“Leaves. On the ivy vine. When the last one falls I must go, too. I’ve known that for three days. Didn’t the doctor tell you?”
“Oh, I never heard ofsuch nonsense,” complained Sue, with magnificent scorn. “What have old ivy leaves to do with your getting well? And you used to love that vine so, you naughty girl. Don’t be a goosey. Why, the doctor told me this morning that your chances for getting well real soon were – let’s see exactly what he said -he said the chances were ten to one! Why, that’s almost as good a chance as we have in New York when we ride on the street cars or walk past a new building. Try to take some broth now, and let Sudie go back to her drawing, so she can sell the editor man with it, and buy port wine for her sick child, and pork chops for her greedyself.”
“You needn’t get any more wine,” said Johnsy, keeping her eyes fixed out the window. “There goes another. No, I don’t want any broth. That leaves just four. I want to seethe last one fall before it gets dark. Then I’ll go, too.”
“Johnsy, dear,” said Sue, bending over her, “will you promise me to keep your eyes closed, and not look out the window until I am done working? I must hand those drawings in by to-morrow. I need the light, or I would draw the shade down.”
“Couldn’t you draw in theother room?” asked Johnsy, coldly.
“I’d rather be here by you,” said Sue. “Beside, I don’t want you to keep looking at those silly ivy leaves.”
“Tell me as soon as you have finished,” said Johnsy, closing her eyes, and lying white and still as fallen statue, “because I want to see the last one fall. I’m tired of waiting. I’m tired of thinking. I want to turn loose my hold on everything, andgo sailing down, down, just like one of those poor, tired leaves.”
“Try to sleep,” said Sue. “I must call Behrman up to be my model for the old hermit miner. I’ll not be gone a minute. Don’t try to move ’til I come back.”
Old Behrman was a painter who lived on the ground floor beneath them. He was past sixty and had a Michael Angelo’s Moses beard curling down from the head of a satyr along with the body of an imp. Behrman was a failure in art. Forty years he had wielded the brush without getting near enough to touch the hem of his Mistress’s robe. He had been always about to paint a masterpiece, but had never yet begun it. For several years he had painted nothing except now and then a daub in the line of commerce or advertising. He earned a little by serving as a model to those young artists in the colony who could not pay the price of a professional. He drank gin to excess, and still talked of his coming masterpiece. For the rest he was a fierce little old man, who scoffed terribly at softness in any one, and who regarded himself as especial mastiff-in-waiting to protect the two young artists in the studio above.
Sue found Behrman smelling strongly of juniper berries in his dimly lighted den below. In one corner was a blank canvas on an easel that had been waiting there for twenty-five years to receive the first line of the masterpiece. She told him of Johnsy’s fancy, and how she feared she would, indeed, light and fragile as a leaf herself, float away, when her slight hold upon the world grew weaker.
Old Behrman, with his red eyes plainly streaming, shouted his contempt and derision for such idiotic imaginings.
“Vass!” he cried.”Is dere people in de world mit der foolishness to die because leafs deydrop off from a confounded vine? I haf not heard of such a thing. No, I will not bose as a model for your fool hermit-dunderhead. Vy do you allow dot sillypusiness to come in der brain of her? Ach, dot poor leetle Miss Yohnsy.”
“She is very ill andweak,” said Sue, “and the fever has left her mind morbid and full of strange fancies. Very well, Mr. Behrman, if you do not care to pose for me, you needn’t. But I think you are a horrid old – old flibbertigibbet.”
“You are just like a woman!” yelled Behrman. “Who said I will not bose? Go on. I come mit you. For half an hour I haf peen trying to say dot I am ready to bose. Gott!dis is not any blace in which one so goot as Miss Yohnsy shall lie sick. Someday I vill baint a masterpiece, and we shall all go away. Gott! yes.”
Johnsy was sleeping when theywent upstairs. Sue pulled the shade down to the window-sill, and motioned Behrman into the other room. In there they peered out the window fearfully at the ivy vine. Then they looked at each other for a moment without speaking. A persistent, cold rain was falling, mingled with snow. Behrman, in his old blue shirt, took his seat as the hermit miner on an upturned kettle for a rock.
When Sue awoke from an hour’s sleep the next morning she found Johnsy with dull, wide-open eyes staring atthe drawn green shade.
“Pull it up; I want tosee,” she ordered, in a whisper.
Wearily Sue obeyed.
But, lo! after the beatingrain and fierce gusts of wind that had endured through the livelong night, there yet stood out against the brick wall one ivy leaf. It was the last one on the vine. Still dark green near its stem, with its serrated edges tinted with the yellow of dissolution and decay, it hung bravely from the branch some twenty feet above the ground.
“It is the lastone,” said Johnsy. “I thought it would surely fall during the night. I heard the wind. It will fall to-day, and I shall die at the same time.”
“Dear, dear!” said Sue, leaning her worn face down to the pillow, “think of me, if you won’t think of yourself. What would I do?”
But Johnsy did not answer. The lonesomest thing in all the world is a soul when it is making ready to go on its mysterious, far journey. The fancy seemed to possess her more strongly asone by one the ties that bound her to friendship and to earth were loosed.
The day wore away, and even through the twilight they could see the lone ivy leaf clinging to its stem against the wall. And then, with the coming of the night the north wind was again loosed, while the rain still beat against the windows and pattered down from the low Dutch eaves.
When it was light enough Johnsy, the merciless, commanded that the shade be raised.
The ivy leaf was still there.
Johnsy lay for a long timelooking at it. And then she called to Sue, who was stirring her chicken brothover the gas stove.
“I’ve been a bad girl, Sudie,” said Johnsy. “Something has made that last leaf stay there toshow me how wicked I was. It is a sin to want to die. You may bring a me a little broth now, and some milk with a little port in it, and – no; bring me a hand-mirror first, and then pack some pillows about me, and I will sit up and watch you cook.”
And hour later she said:
“Sudie, some day I hope to paint the Bay of Naples.”
The doctor came in the afternoon, and Sue had an excuse to go into the hallway as he left.
“Even chances,” said the doctor, taking Sue’s thin, shaking hand in his. “With good nursing you’ll win.” And now I must see another case I have downstairs. Behrman, his name is – some kind of an artist, I believe. Pneumonia, too. He is an old, weak man, and the attack is acute. There is no hope for him; but he goes to the hospital to-day to be made more comfortable.”
The next day the doctor said to Sue: “She’s out of danger. You won. Nutrition and care now – that’s all.”
And that afternoon Sue came tothe bed where Johnsy lay, contentedly knitting a very blue and very useless woollen shoulder scarf, and put one arm around her, pillows and all.
“I have something to tellyou, white mouse,” she said. “Mr. Behrman died of pneumonia to-day in the hospital. He was ill only two days. The janitor found him the morning of the first day in his room downstairs helpless with pain. His shoes and clothing were wet through and icy cold. They couldn’t imagine where he had been on such a dreadful night. And then they found a lantern, still lighted, and a ladder that had been dragged from its place, and some scattered brushes, and a palette with green and yellow colors mixed on it, and – look out the window, dear, at the last ivy leaf on the wall. Didn’t you wonder why it never fluttered or moved when the wind blew? Ah, darling, it’s Behrman’s masterpiece – he painted it there the night that the last leaf fell.”

Hughmillerphoto 05

Posted in Uncategorized | Leave a comment